Cách viết mở bài trong bài văn/đoạn văn phân tích văn bản thơ
- Mở bài truyền thống (giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận):
– Thơ ca không chỉ là tiếng vọng sâu thẳm từ trái tim con người, mà còn là nơi chở nặng những cảm xúc chân thành và những suy tư lặng lẽ về cuộc sống, con người và thời đại. Trong dòng chảy ấy, [tên tác phẩm] của [tên tác giả] hiện lên như một dấu ấn đặc sắc, không chỉ bởi giá trị nội dung mà còn bởi nghệ thuật biểu đạt tinh tế. Bài thơ đã thể hiện sâu sắc [vấn đề cần phân tích], qua đó để lại nhiều dư âm trong lòng người đọc.
Vận dụng viết mở bài:
Cách 1: Trong dòng chảy của dòng văn học, [Bếp lửa] của [Bằng Việt] hiện lên như một dấu ấn đặc sắc, không chỉ bởi giá trị nội dung mà còn bởi nghệ thuật biểu đạt tinh tế. Bài thơ đã thể hiện sâu sắc [tình bà cháu ấm áp/tình yêu gia đình/tình yêu quê hương đất nước], qua đó để lại nhiều dư âm trong lòng người đọc.
Cách 2: Bài thơ Bếp lửa (tên bài thơ) của Bằng Việt (tên tác giả) thể hiện sâu tình bà cháu ấm áp (chủ đề nghị luận).
- Mở bài dẫn dắt bằng cảm nhận chung về thơ ca:
– Mỗi bài thơ hay không chỉ là sự kết hợp khéo léo của ngôn từ, mà còn là kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm, biết rung động trước vẻ đẹp và những thăng trầm của cuộc sống. [Tên tác phẩm] của [tên tác giả] chính là một minh chứng tiêu biểu cho điều đó. Bài thơ không chỉ chạm đến trái tim người đọc bằng những cảm xúc chân thành mà còn khơi dậy nhiều suy ngẫm sâu sắc về [vấn đề cần phân tích].
Vận dụng viết mở bài:
Bài thơ Quê hương là tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Tế Hanh. Tác phẩm không chỉ chạm đến trái tim người đọc bằng những cảm xúc chân thành mà còn khơi dậy nhiều suy ngẫm sâu sắc về tình yêu quê hương đất nước.
- Mở bài sáng tạo (dẫn dắt bằng câu chuyện, cảm xúc, hoặc hình ảnh):
– Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ. Đọc [tên tác phẩm] của nhà thơ [tên tác giả], ta như được dắt tay bước vào một thế giới đầy cảm xúc, nơi từng con chữ đều thấm đẫm suy tư và trải nghiệm. Bài thơ đã mở ra trước mắt người đọc những hình ảnh đầy chất thơ, đồng thời khắc sâu những thông điệp ý nghĩa về [vấn đề cần phân tích].
Vận dụng viết mở bài:
Bài thơ [tên tác phẩm] của nhà thơ [tên tác giả] đã mở ra trước mắt người đọc những hình ảnh đầy chất thơ, đồng thời khắc sâu những thông điệp ý nghĩa về [vấn đề cần phân tích].
Ví dụ:
Bài thơ [Mùa xuân nho nhỏ] của nhà thơ [Thanh Hải] đã mở ra trước mắt người đọc những hình ảnh đầy chất thơ, đồng thời khắc sâu những thông điệp ý nghĩa về [tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và quê hương, đất nước]
Cách viết mở bài trong bài văn/đoạn văn phân tích văn bản truyện
- Mở bài sáng tạo (dẫn dắt bằng hình ảnh, cảm xúc hoặc suy ngẫm):
– Có những câu chuyện chỉ đọc một lần nhưng khiến người ta day dứt mãi. Có những nhân vật tưởng như nhỏ bé, bình thường nhưng lại chứa đựng những giá trị sống lớn lao. Truyện ngắn [tên tác phẩm] của [tên tác giả] chính là một tác phẩm như thế. Không quá cầu kỳ trong cách viết, nhưng tác phẩm đã khéo léo lột tả [vấn đề, giá trị nghệ thuật hoặc tư tưởng nổi bật], qua đó mang đến những bài học sâu sắc về cuộc sống và con người.
Vận dụng viết mở bài:
– Truyện [Chuyên người con gái Nam Xương] là tác phẩm tiêu biểu của [Nguyễn Dữ. Không quá cầu kỳ trong cách viết, nhưng tác phẩm đã khéo léo lột tả [bộ mặt thật của xã hội phong kiến và số phận bất hạnh, đau thương của người], qua đó mang đến những bài học sâu sắc về cuộc sống và con người.
- Mở bài truyền thống (giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận):
– Mỗi truyện ngắn là một lát cắt của cuộc đời, mang đến cho người đọc những câu chuyện sống động, giàu cảm xúc và đậm chất nhân văn. Trong số đó, truyện ngắn [tên tác phẩm] của [tên tác giả] đã để lại dấu ấn sâu sắc bởi cách thể hiện tinh tế và nội dung ý nghĩa. Qua câu chuyện giản dị nhưng giàu tính biểu cảm, tác phẩm đã thể hiện sâu sắc [vấn đề, nội dung trọng tâm cần phân tích], từ đó gợi mở nhiều suy ngẫm cho người đọc về cuộc sống và con người.
Vận dụng viết mở bài:
Truyện [Chuyện người con gái Nam Xương] là tác phẩm tiêu biểu của [Nguyễn Dữ]. Qua câu chuyện giản dị nhưng giàu tính biểu cảm, tác phẩm đã thể hiện sâu sắc [thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến], từ đó gợi mở nhiều suy ngẫm cho người đọc về cuộc sống và con người.
- Mở bài cảm nhận (dẫn dắt từ vai trò của truyện trong cuộc sống):
– Cuộc sống không chỉ được phản ánh qua hiện thực, mà còn được tái hiện sinh động qua những trang văn. Truyện ngắn là nơi người viết gửi gắm những chiêm nghiệm, khát vọng và cả những trăn trở về thân phận con người. Trong dòng chảy ấy, [tên tác phẩm] của [tên tác giả] hiện lên như một áng văn giàu chất nhân văn, thấm đẫm giá trị sống và đạo lý làm người. Tác phẩm đã truyền tải một cách sâu sắc [nội dung, tư tưởng chính cần phân tích], để lại nhiều dư âm trong lòng bạn đọc.
Vận dụng viết mở bài:
Truyện [Chuyện người con gái Nam Xương] của [Nguyễn Dữ] là một áng văn giàu chất nhân văn, thấm đẫm giá trị sống và đạo lý làm người. Tác phẩm đã truyền tải một cách sâu sắc [tình yêu thương con người, đặc biệt là người phụ nữ] của nhà văn, đã để lại nhiều dư âm trong lòng bạn đọc.