I. Lý thuyết
1. Nguồn gốc
– Truyện truyền kỳ xuất phát từ tập truyện của Bùi Hình (nhà văn Trung Quốc), khởi nguyên được dung để gọi loại hình truyện ngắn chứa đựng nhiều yếu tố hoang đường, sáng tác vào đời Đường. Tuy nhiên loại truyện này không chỉ tồn tài dưới đời Đường mà còn có mầm mống từ nhiều thế kỷ trước và được tiếp nối lên tục ở các giai đoạn sau.
2. Quan niệm về truyện truyền kỳ ở Việt Nam
– Thể loại có nguồn gốc ở Trung Quốc
– Loại hình sáng tác gắn liền với yếu tố kỳ ảo
+ Về nhân tố cấu thành tác phẩm: cái “kỳ ảo” vừa là hình ảnh của hiện thực vừa là phương thức phản ánh hiện thực.
+ Về tính chất, mức độ: cái “kỳ” có thể là cái siêu nhiên, không có thực (ảo) hoặc là các lạ lùng, dị biệt, tạo sự hấp dẫn cho người đọc.
3. Truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam
Có 3 tiêu chí nhận diện thể loại:
– Yếu tố tưởng tượng kỳ ảo trong cấu trúc hình tượng, cấu trúc cốt truyện.
– Cốt truyện với hệ thống sự kiện, tình tiết được sắp xếp theo một trật tự nghệ thuật và nhân vật với những dấu ấn riêng về hành trang cuộc đời, tính cách
– Gắn liền với sức tưởng tượng, hư cấu và vai trò sáng tạo của chủ thế nhà văn.
4. Cơ sở hình thành
a. Lịch sử, xã hội
– Cuộc sống sản xuất của cư dân nông nghiệp, con người phụ thuộc tự nhiên; tôn thờ, sợ hãi tự nhiên, thần thánh.
– Chính sách cai trị của giới cầm quyền phong kiến, chú ý mượn sức mạnh của thần linh, ma quỷ để tạo dựng hào quang và đường biên kiềm tỏa sự chống đối, nổi loạn trong nhân gian.
– Nhu cầu tìm kiếm điểm tựa thần linh của con người trong những thời điểm hoang mang, bế tắc.
– Hiện thực lịch sử xã hội vừa là chất liệu vừa tạo động lực cho sự phát triển của truyện truyền kỳ (sự đổ vỡ của triều đại này sự ra đời của triều đại khác không tránh được những mất mát.
b. Văn hóa, văn học
– Tín ngưỡng đa thần bản địa: định hướng cách tiếp cận thế giới, tiếp sức cho trí tưởng tượng của nhà văn
– Các hệ tư tưởng Nho – Phật – Lão: chất liệu nghệ thuật, công cụ để nhận thức, tư duy về hiện thực.
+ Lão giáo: hình tượng kẻ sĩ “thay trời hành đạo”
+ Nho giáo: tư tưởng thiên mệnh
+ Phật giáo: chuyện luân hồi, kiếp…
– Truyện kể dân gian: cung cấp đề tài – nội dung, các motip,… Từ đó tác động vào truyện truyền kỳ các quan niệm/ nhận thức về thế giới, lý tưởng thẩm mỹ, chất liệu sáng tác, phương thức tổ chức nghệ thuật.
– Truyện chí quái, truyền kỳ Trung Hoa.
5. Diễn tiến
a. Giai đoạn hình thành (Thế kỷ X – XIV)
– Trên cơ sở những tập văn xuôi còn lưu lại được, có thể thấy, những truyện truyền kỳ đầu tiên đã xuất hiện ở khoảng nửa cuối tk XIV – nửa đầu tk XV
– Trần Thế Pháp, Hồ Nguyên Trừng (Nam ông mộng lục) đã đặt nền móng cho sự phát triển của truyện truyền kỳ trên cả 2 phương diện ndung và nghệ thuật.
b. Giai đoạn phát triển (Thế kỷ XV – nửa đầu Thế kỷ XVIII)
– Ba dấu mốc lớn: Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục, Truyền kỳ tân phá.
– Sự tiếp nối và biến đổi trong cách tư duy về hiện thực, sự kế thừa và đổi mới trong bút pháp nghệ thuật đã giúp Lê Thánh Tông, Ng Dữ, Đoàn Thị Điểm tạo nên giai đoạn đỉnh cao của truyện truyền kỳ
– Những đặc trưng của thể loại được xác lập, tầm vóc của thể loại cũng được khẳngđịnh.
c. Giai đoạn canh tân (giữa Thế kỷ XVIII – Thế kỷ XIX )
6. Đặc trưng thể loại
a. Dùng yếu tố kỳ ảo làm phương thức biểu đạt nội dung
– Quan niệm cái kỳ ảo
– Sự hiện diện của cái kỳ ảo trong truyện truyền kỳ
– Vai trò của cái kỳ ảo
– Yếu tố kỳ ảo là đặc trưng quan trọng nhất của truyện truyền kỳ.
b. Tính ngụ ý và tính lưỡng phân
– Say sưa miêu tả khát vọng bản năng, hạnh phúc ái ân của con người tiếng nói giải phóng tình cảm
– Gửi gắm lý tưởng về lẽ sống công bằng xã hội, khuyến thiện trừng ác, ngụ ý những bài học luân lý đạo đức.
– Xu hướng dung hòa tính ngoại biên và tính chính thống.
c. Đặc trưng hư cấu, sáng tạo
– Tổ chức cốt truyện: các mô hình cốt truyện, các mô thức trần thuật, các hình thức lời văn bước phát triển trong nghệ thuạt tự sự của văn xuối trung đại VN
– Xây dựng nhân vật: hệ thống nhân vật; xu hướng hòa trộn thực – ảo trong cấu trúc hình tượng nhân vật; tiếp cận nhân vật từ nhiều góc độ, quan tâm đến đời sống nội tâm nhân vật,… truyện truyền kỳ cho thấy những thay đổi trong cách nhìn, cách tiếp cận con người.
– 4 truyện truyền kì tiêu biểu:
- Truyền kì mạn lục
- Truyền kì tân phả
- Lan trì kiến văn lục
- Thánh tông di thảo
II. Bài tập
Đề 1: So sánh Truyện Thúy Thúy (Cù Hựu) và Truyện Lệ Nương (Nguyễn Dữ)
Truyện Thúy Thúy (Cù Hựu) | Truyện Lệ Nương (Nguyễn Dữ) | |
Nhân vật | * Nhân vật Nữ: – Vẻ ngoài xinh đẹp, tính cách hiền thục đoan trang, chung thủy, đặc biệt có tài làm thơ – Chịu bi kịch trong tình yêu:
– Đều là người có tài thơ phú, mưu lược: Đều sẵn sàng đi tìm người mình yêu, một lòng yêu thương chung thủy với người mình yêu * Nhân vật Nam: – Đều là người có tài thơ phú, mưu lược – Đều sẵn sàng đi tìm người mình yêu, một lòng yêu thương chung thủy với | |
Ngôn ngữ nhân vật | – Nhân vật được khắc họa sinh động khi đã có suy nghĩ, có đời sống nội tâm phong phú, đặc biệt rất mạnh mẽ lựa chọn quyết định cho cuộc đời mình:
| |
Kết truyện | – Đều mang hơi hướng kỳ ảo:
| |
Thông điệp | – Ca ngợi khát vọng hạnh phúc, tình yêu tự do của con người. Họ là những người có vẻ đẹp cả về ngoại hình, tài năng, phẩm chất và một mực chung thủy với nhau nhưng lại bị chia cắt bởi chiến tranh, hoàn cảnh xã hội. |
Đề 2: So sánh Vợ chàng Trương (Truyện dân gian) và Chuyện người con gái Nam Xương (Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ)
Vợ chàng Trương (Truyện dân gian) | Chuyện người con gái Nam Xương (Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ) | |
Ngôn ngữ nhân vật | – Đối thoại đơn giản | – Đối thoại + Độc thoại → tạo nghịch lý nghệ thuật: Nữ có đời sống nội tâm nhưng là tiếng nói bị phủ nhận/không có tiếng nói >< Nam không nội tâm, uy quyền áp đảo, uy thế gia trưởng → Chiều sâu tư tưởng tác giả về những vấn đề xã hội, giới tính |
Tổ chức cốt truyện | – Cốt truyện theo thời gian tuyến tính, ko bất ngờ, mô típ trùng điệp. → Dễ theo dõi cốt truyện, nhân vật và câu chuyện đơn giản, gần gũi tâm lý dân thường. | – Cốt truyện đảo ngược trình tự thời gian, gây hồi hộp, bất ngờ, thể hiện dụng ý nghệ thuật. → Tạo hiệu quả kể chuyện hấp dẫn, tô đậm nỗi oan khuất của VN ⇒ Nhân vật nữ có tư tưởng, nội tâm, càng tô đậm sự “mất tiếng nói” của người nữ |
Kết thúc truyện | – Kết thúc đơn giản → Mơ ước của con người về lẽ công bằng | – Kết phức tạp hơn → Tư tưởng nhân đạo và giá trị phản ánh hiện thực bênh vực, xót thương nỗi oan khuất của người phụ nữ truyền thống, gợi ra thực tế là người phụ nữ không có hạnh phúc trong mô hình hôn nhân nam quyền, dư ba ám ảnh về cõi nhân sinh trong hình ảnh kết thúc. |
Đề 3: So sánh Nghiệp oan Đào thị (Truyền kỳ mạn lục – Nguyễn Dữ) và Đền thiêng cửa bể (Truyền kỳ tân phả – Đoàn Thị Điểm)
Nghiệp oan Đào thị (Truyền kỳ mạn lục – Nguyễn Dữ) | Đền thiêng cửa bể (Truyền kỳ tân phả – Đoàn Thị Điểm) | |
Mô-tip thân phận – Thời đại | – Là nữ nhi phong kiến, sống trong hoàn cảnh trọng nam khinh nữ… | |
Mô – típ tài năng và cái chết được báo trước | Có ngoại hình xinh đẹp, tài năng nhưng xuất chúng hơn người → ắt phải chịu đau khổ | |
Mô-típ tính quy phạm | – “Giải quy phạm” (Giải luân lý Nho giáo) – Nhân vật đa diện (phi chính thống) | – Quy phạm hóa (Nho giáo hóa/Nam nho hóa) – Nhân vật chính diện (hình mẫu liệt nữ) |
Mô-tip hành trình nhân vật | – Hành trình số phận: chạy trốn – báo thù | – Hành trình số phận: nhập thế tích cực |
Mô-típ tính cách nhân vật | – Tính cách: mạnh mẽ, buông thả bản nông (tình ái, sắc dục, nỗi hận thù) | – Tính cách: Đoan chính, đức hạnh, trung hiếu, giàu trí tuệ, giỏi chính sự, am tường thiên nhiên địa lý… “Vượt khuôn phép” theo hướng tích cực, chấp nhận được kín đáo đề cao người phụ nữ |
Mô-típ cách tiếp cận | – Tiếp cận nhân văn | – Tiếp cận luận lí |
Đề 4. So sánh hình tượng người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục, Lan trì kiến văn lục.
Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu (Truyền kỳ mạn lục) | Cô đào họ Nguyễn (Lan trì kiến văn lục) | |
Mô – típ tài năng nhưng có số phận bất hạnh | – Là dâu hiền vợ đảm, khéo léo nết na thùy mị, yêu chồng thương con: + Khéo biết cư xử với họ hàng, rất hòa mục và thờ chồng rất cung thuận, người ta đều khen là người nội trợ hiền. + Khuyên chồng không chơi bời lêu lổng + Khuyên chồng yên tâm đi chiến trận, không mong nhớ mình ở nhà: “Mặc dầu cho phấn nhạt hương phai, hồng rơi tía rụng, xin chàng đừng bận lòng đến chốn hương khuê”. – Chung thủy chờ chồng đi chiến trận: + Phải chịu cảnh cô đơn phòng không gối chiếc 6 năm, quyết không đi bước nữa → nạn nhân của chiến tranh phong kiến + Bị chồng đem ra gán nợ trong một cuộc chơi, phải tự tử để giữ được sự trong sạch. | – Không phải người mưu mô, tính toán, ham vàng bạc vật chất: + Ấn tượng với người đàn ông mặc áo bông cũ bẩn, dựa cột lén xem mình hát + Hôm sau đến thăm, lấy ra 10 quan tiền cùng quần áo đồ ăn tặng ông – Là người khao khát hạnh phúc gia đình: + Đến chỗ ông ở, may vá, nấu nướng, tự nguyện trở thành hậu phương để ông đèn sách học hành mà không đòi hỏi thân phận gì. – Là người trong sạch, coi trọng trinh tiết, có lòng tự trọng cao: + Không cho phép ông ngủ lại, có suy nghi dâm đãng + Không cho người đàn ông biết tên hay quê quán, không chủ động hứa hẹn hay đòi người kia hứa hẹn + Khi biết ông đỗ đạt làm quan, tự biếtthân phận hèn mọn không xứng hầu hạ bên cạnh + Mãi sau này khi mẹ mất, cô đào vẫn từ biệt ông đi và không nhận bất cứ tiền bạc gì với lý do: “ Thiếp không cóphúc để làm vợ chàng thì những tiền bạc này đâu có phúc tiêu mà nhận!” – Mang danh con hát, không được người đời trọng vọng. + Cha ông Khâm Lân nói: Nhà ta không chứa loại đàn bà giang hồ + Có công giúp đỡ ông Khâm Lân nhưng không có thân phận gì + Sau khi lấy viên quan họ Võ tưởng yên ấm thì ông ấy mất, không biết đi đâu, về quê cũ thì gặp đứa em phá tan cơ nghiệp không còn gì, phải dắt mẹ già lưu lạc và đàn hát kiếm cơm qua ngày + Khi mẹ mất, lại tiếp tục lang thang phiêu bạt chịu cảnh nghèo khó, cô đơn. |
Ngôn ngữ nhân vật | – Có những đoạn đối thoại, độc thoạinội tâm sâu sắc thể hiện tình yêu thương con và sự thất vọng về việc chồng cờ bạc, gán mình cho bạn | – Đối thoại đơn giản |
Kết truyện | – Có yếu tố kỳ ảo | – Kết mở, không có yếu tố kỳ ảo |
Điểm nhìn trần thuật | – Đều đứng ở ngôi thứ 3, kể lại một cách khách quan hiện thực sự việc đã xảy ra, kín đáo đề cao người phụ nữ qua những chi tiết miêu tả tài năng, ngoại hình, sự thông minh… | |
Thông điệp | – Ca ngợi vẻ đẹp về tài năng, phẩm chất của người phụ nữ. Tuy nhiên, những vẻ đẹp của họ không được trân trọng và đáp lại. – Ngược lại, còn phải chịu nhiều nỗi cực khổ, oan khuất, bị gán như một món hàng để rồi bỏ cả sinh mạng mới giữ được trong sạch như Nhị Khanh. – Phê phán xã hội phong kiến nam quyền bất công tước đi quyền được hạnh phúc của ng phụ nữ |
Đề 5: Tìm hiểu những biểu hiện và phân tích vai trò của yếu tố kỳ ảo trong việc biểu đạt chủ đề tư tưởng ở 4 truyện sau:
- Truyện yêu nữ Châu Mai (Thánh Tông di thảo)
- Truyện nghiệp oan của Đào thị (Truyền kì mạn lục)
- Truyện Đào nương (Công dư tiệp ký)
- Ca kỹ họ Nguyễn (Lan Trì kiến văn lục)
Chú ý chỉ ra những điểm gặp gỡ và sự tiếp nối của các tác giả theo trục thời gian.
* Gợi ý:
Điểm khác nhau:
– Truyện yêu nữ Châu Mai (Thánh Tông di thảo):
- Cái kì ảo có phần lấn át cái thực:câu chuyện lạ lùng, bí ẩn, nhân vật có hành tung hư ảo, mang nhiều đặc điểm giống truyện cổ tích dân gian
- → Thầm ý chê bai những kẻ “ngoài mặt thì như ngọc vàng mà trong lòng thì như bông nát”, ngoài mặt đẹp đẽ hào nhoáng nhưng bên trong thâm tâm xấu xa, tham lam đê hèn.
– Chuyện Nghiệp oan của Đào Thị (Truyền kì mạn lục):
- Có cả yếu tố kỳ lẫn ảo: nỗi oan ức của Đào thị, cuộc sống sau khi làm ma…
- → Nhấn mạnh kết cục bi thảm của con người tài hoa không chịu nhẫn nhục vàluôn luôn vùng dậy để giằng lấy sự sống → ca ngợi người phụ nữ, lên án xã hội
– Truyện Đào nương (Công dư tiệp ký):
- Nghiêng về tính chất kì lạ, khác thường:người ca nữ vốn bị coi rẻ trong xã hội lại là con người với phẩm chất cao quý (yêunước, thương dân), trí tuệ khác thường (cách tiêu diệt quân giặc) và hành động dũng cảm phi thường. Nàng trở thành người anh hùng của cả cộng đồng
- → Tô đậm vẻ đẹp, sự lớn lao cho hình tượng nhân vật.
– Ca kĩ họ Nguyễn (Lan Trì kiến văn lục):
- Câu chuyện kỳ lạ về người ca nữ họ Nguyễn: xinh đẹp, tài năng, thông minh, mẫn tiệp; tha thiết yêu thương; vị tha độlượng đem lòng vị quan từ khi còn nghèo túng, bần hàn đến khi đã thành quan tonhưng chưa một ngày được hưởng hạnh phúc.
- → Nhận mạnh, tô đậm vẻ đẹp của người ca kĩ hay của phụ nữ nói chung, tiếng nóikín đáo bênh vực, đứng về phía người phụ nữ.
Điểm gặp gỡ và tiếp nối:
– Các tác giả đều sử dụng các yếu tố kỳ ảo để xây dựng nhân vật với nhiều vẻ đẹp khác nhau nhưng có số phận bi kịch → yêu thương người phụ nữ, lên án xã hôi,…
– Tuy nhiên, càng về sau, các yếu tố ảo đã dần mất đi, chỉ còn yếu tố kỳ. Điều này phù hợp với tiến trình phát triển của thể loại cũng như các yếu tố lịch sử, xã hội.