Đặc điểm chính của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
Trong văn học Việt Nam, đặc biệt là văn học trung đại, thế thơ thất ngôn bát cú Đường luật chiếm một vị trí quan trọng. Các nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du và Chủ tịch Hồ Chí Minh đều có những bài thơ hay viết theo thể thơ này.
1. Xuất xứ của thể thơ
– Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật xuất hiện trong thi ca cổ của Trung Hoa, đến thời nhà Đường thì hoàn chỉnh về mặt quy luật gieo vần, quy luật Bằng Trắc và phát triển đến đỉnh cao.
2. Đặc điểm của thể thơ
– Số câu, số chữ: mỗi bài thơ có tám câu, mỗi câu bảy chữ.
– Bố cục: Bài thơ có bố cục gồm bốn phần: đề – thực – luận – kết.
+ Phần đề (hai câu đầu): giới thiệu chung về vấn đề cần nói tới.
+ Phần thực (câu 3-4): có nhiệm vụ tả thực vấn đề.
+ Phần luận (câu 5-6): có nhiệm vụ bàn luận, mở rộng vấn đề, làm cho ý thơ sâu sắc hơn.
+ Phần kết (hai câu cuối): với nhiệm vụ kết thúc, tổng kết vấn đề.
→ Cấu trúc như vậy sẽ làm tác giả bộc lộ được tất cả nguồn cảm hứng sáng tác, ngạch cảm xúc mãnh liệt để viết lên những bài thơ bất hủ.
– Vần: Bài thơ Đường luật gieo vần ở tiếng cuối câu 1 – 2 – 4 – 6 – 8 và là vần bằng. Vần vừa tạo sự liên kết ý nghĩa vừa có tác dụng tạo nén tính nhạc cho thơ. Ví dụ: Trong bài “Qua Đèo Ngang”, vần được gieo là vần “a”.
– Niêm:
+ Niêm có nghĩa là sự giống nhau về B – T theo nguyên tắc: “Nhất, tam, ngủ bất luận; Nhị, tứ, lục phân minh”.
+ Luật niêm trong bài thơ: câu 1 niêm với câu 8; câu 2 niêm với câu 3; câu 4 niêm với câu 5; câu 6 niêm với câu 7.
– Nhịp: Thông thường, thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắt nhịp 3/4 hoặc 4/3, đôi khi ngắt nhịp theo 2/2/3 hoặc 3/2/2 tùy theo mỗi bài.
– Ưu điểm và hạn điểm của thể thơ:
+ Thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắn gọn; hàm súc, cô đọng; giàu nhạc điệu, lời ít, ý nhiều nhưng khá gò bó, đòi hỏi niêm, luật chặt chẽ nên không dễ làm.
+ Vào thời kỳ hưng thịnh của văn học chữ Hán, thể thơ này được dùng rất thường xuyên, bởi quy luật nghiêm ngặt đã giúp bài thơ trong cứng có mềm, khi thì sừng sững, vững chãi như núi, nhưng cũng uyển chuyển như suối sông trên nguồn.
+ Các quy luật chặt chẽ của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật như một lời giáo huấn răn đe, thể hiện rõ tính âm dương trong triết lý Trung Hoa cổ đại: bản chất vạn vật muốn êm ấm, thì phải luôn xoay quanh quan hệ thuận hòa giữa Thiên (trời) Địa (Đất) và Nhân (con người).
+ Có những nhà thơ với nguồn cảm hứng mênh mông vô tận đã vượt lên trên sự nghiêm ngặt của thể thơ phá vỡ cấu trúc vần, đối để thể hiện tư tưởng tình cảm của mình.