Phân tích truyện ngắn “Người cha” của nhà văn Nguyễn Quang Thiều

»»»Xem văn bản: Người cha (Nguyễn Quang Thiều)

I. Mở bài:

– Giới thiệu tác phẩm truyện và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm:

+ Tác giả Nguyễn Quang Thiều là người nghệ sĩ đa tài: sáng tác thơ, viết truyện, vẽ tranh,…; từng được trao tặng hơn 20 giải thưởng văn học trong nước và quốc tế. Truyện ngắn của ông dung dị nhưng ẩn chứa nhiều triết lý nhân văn sâu sắc.

+ Truyện ngắn “Người cha” được Nguyễn Quang Thiều là một trong những truyện ngắn phản ánh chân thực thực trạng hôn nhân trong đời sống gia đình của con người ở xã hội hiện đại ngày nay.

II. Thân bài:

Luận điểm 1: Truyện ngắn “Người cha” của nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã khắc họa chân thực, sinh động hoàn cảnh éo le của gia đình “tôi” khi bố mẹ ly hôn – điều này khiến cha con “tôi” rơi vào tình cảnh bị thương; đây cũng là thực trạng của nhiều gia đình Việt Nam trong xã hội hiện đại.

– Mở đầu câu chuyện, nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã mở ra trước mắt người đọc tình cảnh trớ trêu của gia đình “tôi”, khiến chúng ta không khỏi bàng hoàng, xót xa.

– Gia đình “tôi” tan vỡ, bố mẹ chia tay nhau khi “tôi” mới mười hai tuổi. Nguyên nhân: “Nói cho đúng là mẹ tôi bỏ cha tôi theo một người đàn ông khác về thành phố.” Cách dẫn dắt truyện tự nhiên, gây ấn tượng cho người đọc, gợi nhiều thương cảm.

– Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã khai thác chân thực nỗi đau của cha con “tôi” khi gia đình tan vỡ:

+ Người cha: Bế tắc, tuyệt vọng, đớn đau khi vợ bỏ đi theo người đàn ông khác nên suốt ngày chìm đắm trong rượu để giải sầu, quên đi người vợ đây tội lỗi đã làm ông đau khổ: “Những đêm không uống rượu ở nhà, cha tôi mò ra chợ uống rượu… Cổ bữa, cha tôi ngủ lại ở lều chợ.”. Không khí của gia đình cũng đạm, thê lương hơn, dường như nỗi uất hận với người vợ không chung thủy đã choán hết tâm trí của người cha nên ông trở nên lầm lì, ít nói: “Cha tôi đi làm cả ngày. Tối về nhà. cha gục mặt ăn vội bữa tối. Hầu như chẳng bao giờ cha nói chuyện với chị em tôi. Không những thế, người cha còn có những lời nói, hành động thô lỗ, bạo lực với “tôi” trong mỗi lúc uống rượu say: “Cha chỉ tay vào mặt tôi và nói: – Mày đã hại đời tao… bây giờ… mày còn cấm tạo uống à?… Cha tôi đứng dậy, vơ lấy cái chổi ở gần đó và đánh tôi… Tôi nghiến răng, quỳ trên nền nhà chịu trận đòn của cha.”.Khi tỉnh rượu, nhìn vết bầm tím trên tay “tôi”, người cha lại hỏi han ân cần: “Tay con làm sao thế kia?… Làm sao thế? Cha tôi hoảng hốt – Ai đánh con? Đứa nào đánh con?; Đứa nào đánh? Cha tôi quát – Nói ngay, tao sẽ đập chết nó. Đứa nào?”. Những câu hỏi dồn dập của cha thể hiện sự quan tâm, lo lắng; sự tức giận ai đó đã làm con gái ông đau.

+ Khi nghe “tôi” nói ra sự thật: “Đêm nào say rượu cha cũng đánh con bằng cái chổi kia kìa. Nhưng con không nói với cha vì con sợ cha buồn thêm. Con có lỗi cha cứ đánh con, nhưng cha đừng uống rượu nữa. Biết được sự thật mình chính là nguyên nhân khiến con gái bị đau đớn, người cha rùng mình vì đau đớn; khóc vì xấu hổ cho những hành động đáng trách khi chính ông đã gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác cho cô con gái bé bỏng.

– Nhân vật “tôi”:

+ Là đứa con gái còn nhỏ tuổi nhưng giàu tình cảm, hiểu chuyện và rất thương những người thân trong gia đình của mình. Biết mẹ bỏ cha con mình đi lên phố, và nghe cha nói: “Mẹ chúng mày đã chết rồi. Từ nay tao cấm chị em mày yêu nhắc tới mẹ. Đứa nào nhắc tới, tao giết.” em chỉ: “nằm ôm đứa em trai sáu tuổi và lặng lẽ khóc.”

+ Yêu thương em và dỗ dành em một cách khéo léo: – Mẹ đang ở thành phố. Mẹ sẽ về”.

+ Em thương cha và lo lắng, quan tâm đến cha: “Tôi lấy chăn đắp cho cha và ngồi nhìn cha mà khóc tôi chong đèn chờ cha.”; “Tôi giằng lấy chai rượu từ tay cha tôi và nói như gào: Cha không được uống rượu. Cha không được uống”.

+ Bị rơi vào hoàn cảnh bất hạnh do người lớn gây ra, nhưng em không than phiền, oán trách cha mẹ: “Cũng vào năm đó, tôi phải bỏ học. Suốt ngày tôi lo việc giặt giũ, cơm nước cho cha tôi với đứa em.”.
+ Cũng như bao đứa trẻ khác, “tôi” ao ước được sống trong một mái ấm gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Bởi vậy nên: “tôi mơ thấy những ngày hạnh phúc của gia đình tôi. Những bữa cơm tối đầm ấm. Mẹ tôi luôn gắp thức ăn cho cha con tôi. Rồi tôi mơ thấy mẹ tôi từ thành phố trở về. Cha tôi ra tận đầu thị trấn đón mẹ. Mẹ tôi gục mặt vào ngực cha tôi khóc mãi.”.

+ Mặc dù bị cha đánh nhưng không kháng cự bởi “tôi” biết cha vô cùng đau buồn, tức giận, hận mẹ đã phụ tình cha đi theo người đàn ông khác, bỏ cha con “tôi”: “Nghe cha khóc, tôi không thể nào bỏ chạy được. Tôi nghiến răng, quỳ trên nền nhà chịu trận đòn của cha. Đến khuya, khi cha tôi đã ngủ mê mệt vì rượu, tôi mới lặng lẽ thu dọn những mảnh chai vỡ.”. Hay, khi mẹ về đón hai chị em lên phố ở với mẹ, ngay trong giấc mơ “tôi” cũng rất lo lắng, thương cha của mình: “Tôi thao thức mãi không ngủ được vì nhớ cha tôi sẽ thế nào khi chiều đi làm về không thấy chúng tôi.”. Khi phải ở trong tình thế căng thẳng phải có sự lựa chọn đớn đau, thì trong lòng “tôi” vẫn trào dâng tình yêu thương cha: “Lúc đó tôi nghe thấy cha tôi ho. Và hiện lên trong ký ức tôi những buổi tối cha tôi nằm co quắp trên nền nhà vì say rượu. Và trong tâm trí tôi vang lên giọng cha tôi: “Tay con làm sao thế kia?”. Lúc đó tôi cắn môi kìm tiếng nấc”. Cuối cùng, “tôi” đã đi đến quyết định theo cha về quê: “- Cho chúng con về quê.”. Chúng ta thật cảm phục trước tình yêu của “tôi” dành cho cha.

+ Nỗi đau chồng chất nỗi đau, và trong một tình huống không thể giấu cha:”Nhưng đến một lần cái cán chổi đánh trúng khớp cổ tay tôi. Cổ tay tôi bị bong gân sưng vù. Tôi không thể nào giấu cha được.” . Và rồi, trong tột cùng của đau đớn: “tôi càng khóc to. Tôi khóc không phải vì đau đớn. Tôi khóc vì tủi thân. Tôi khóc vì cái giọng xót xa của cha tôi…- Cha đừng đánh con nữa, đừng đánh con nữa.”.

+“Tôi” cảm nhận được tình yêu thương của cha dành cho mình và thấu hiểu được nỗi đau đang trào dâng trong tâm hồn cha khi biết sự thật chính cha là người làm cho con gái mình chịu nhiều đau đớn về thể xác và tinh thần: “Tôi thấy cha tôi rùng mình. Và cha tôi khóc. Tiếng khóc của cha tôi như tiếng “u u” kéo dài trên đầu tôi bất tận.”.

+ Chính tình yêu thương cha và tấm lòng nhân hậu của “tôi” đã giúp người cha bừng tỉnh trong cơn say: “Cha tôi xoay người, ôm tôi vào lòng….Từ nay cha không buồn nữa. Có đứa con như con thì cha chẳng bao giờ buồn nữa.”. Được sống trong vòng tay ấm áp của cha, được cha thì thầm nói những lời yêu thương, bao nhiêu nỗi đau, tủi cực trong “tôi” dường như tan biến hết: “Tôi dụi mặt vào ngực cha. Đêm ấm áp và da diết vô cùng. Tôi thấy cha tôi gần gũi và tin cậy hơn bao giờ hết.”

Luận điểm 2: Để làm nổi bật được diễn biến tâm trạng đau đớn của hai cha con nhân vật “tôi” trong câu chuyện “Người cha”, nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã sử dụng những hình thức nghệ thuật đặc sắc:

– Nghệ thuật kể chuyện rất sinh động, hấp dẫn.

– Tạo dựng tình huống truyện độc đáo, éo le khiến người đọc trăn trở về tình trạng hôn nhân gia đình trong xã hội hiện đại ngày nay.

– Ngôi kể thứ nhất (người kể chuyện xưng “tôi”, là nhân vật xuất hiện và tham gia trực tiếp vào câu chuyện).

– Có nhiều chi tiết nghệ thuật ám ảnh; giọng văn buồn thương da diết; tình huống truyện độc đáo, éo le bằng tất cả đã tạo nên những xúc cảm thẩm mĩ khó phai.

– Ngôn ngữ đối thoại thể hiện được tình yêu thương, sự quan tâm, lo lắng của “người cha” dành cho con gái (Tay con làm sao thế?; Làm sao thế? Cha tôi hoảng hốt Ai đánh con? Đứa nào đánh con?; Đứa nào đánh? Cha tôi quát – Nói ngay, tao sẽ đập chết nó. Đứa nào?).

– Miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật tinh tế, đặc biệt là khắc họa sinh động, chân thực, cảm động nỗi đau đớn, xót xa của nhân vật “tôi” khi chứng kiến người cha tuyệt vọng, đắng cay khi hạnh phúc gia đình tan vỡ.

→ Nhận xét khái quát: Bằng ngôi kể thứ nhất, nghệ thuật kể chuyện chân thực, sinh động, hấp dẫn, giọng văn buồn thương da diết, tình huống truyện độc đảo, éo le; tác giả đã giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ hơn về những mặt trái của một số gia đình trong cuộc sống hiện đại.

III. Kết bài:

– Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện: Truyện ngắn “Người cha”, tác giả Nguyễn Quang Thiều đã phản ánh và cùng chân thực số phận éo le, bất hạnh của hai cha con nhân vật “tôi”, điều đó đã để lại những xúc cảm vừa đớn đau thương xót, vừa cảm phục ngỡ ngàng trong lòng bạn đọc.

– Nêu suy nghĩ của bản thân: Từ câu chuyện bi thương của gia đình “tôi”, chúng ta cần biết trân trọng giá dựng mái ấm hạnh phúc gia đình để không khí gia đình luôn hòa thuận, tràn ngập trị của hạnh phúc gia đình. Mỗi người cần vun đắp, yêu thương và chung tay xây tiếng cười của tình thân.cần vun đắp, yêu thương và chung tay xây dựng mái ấm hạnh phúc gia đình để không khí gia đình luôn hòa thuận, tràn ngập tiếng cười của tình thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang