Phân tích đoạn trích Bố của Xi-mông của G.đơ Mô-Pa-xăng

Đoạn trích “Bố của Xi-mông” của G.đơ Mô-Pa-xăng

I – Kiến thức cơ bản.

1. Tác giả.

– G.đơ Mô-pa-xăng (1850-1893) là nhà văn hiện thực Pháp nổi tiếng. Ông đặc biệt thành công với những truyện ngắn với nội dung cô đọng, sâu sắc, hình thức giản dị, trong sáng.

2. Xuất xứ.

– Văn bản Bố của Xi-mông được trích ở phần đầu của truyện ngắn cùng tên.

3. Thể loại: Truyện ngắn

4. Nội dung:

a) Nhân vật Xi-mông:

– Hoàn cảnh: Là đứa trẻ bất hạnh (không có bố).

– Diễn biến tâm trạng của Xi-mông:

+ Đau đớn vì mang tiếng là đứa trẻ không có bố và thường bị bạn b trêu chọc.

+ Kiêu hãnh, tự tin khi được bác Phi-líp nhận làm bố.

+ Hết cả buồn, đưa con mắt thách thức lũ bạn.

→ Xi-mông là đứa trẻ ngây thơ, vô tội, đáng thương trước những thành kiế và trò đùa ác ý của lũ bạn.

b) Nhân vật Blăng- sốt:

+ Trước kia: là cô gái đẹp nhưng nhẹ dạ, cả tin.

+ Hiện tại: là một phụ nữ đứng đắn, yêu thương con.

→ Blăng-sốt là người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp.

c) Nhân vật Phi-líp:

+ Là chú thợ rèn, cao to, khỏe mạnh.

+ Yêu thương trẻ em, hiểu và thông cảm trước tình cảnh của hai mẹ con Xi-mông.

→ Phi-líp là người hiền lành, nhân hậu.

5. Nghệ thuật.

– Xây dựng tình huống bất ngờ, họp lí.

– Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật thông qua ngôn ngữ, hành động.

6. Ý nghĩa văn bản:

Truyện ca ngợi tình yêu thương, lòng nhân hậu của con người.

Kết luận:

Nhà văn Guy đơ Mô-pat-xăng đã thể hiện sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật Xi-mông, Blăng-sốt, Phi-líp trong đoạn trích Bố của xi-mông, qua đó nhắc nhở chúng ta về lòng thương yêu bạn bè, mở rộng ra là lòng thương yêu con người, sự thông cảm với những nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác.

Dàn bài phân tích chi tiết.

Phân tích đoạn trích “Bố của Xi-mông” (Mô-pa-xăng)

I. Mở bài:

“Bố của Xi-mông” là một trong những truyện ngắn giàu giá trị nhân văn của nhà văn Pháp Guy de Maupassant. Đoạn trích nằm trong chương trình Ngữ văn THCS, phản ánh nỗi đau của những đứa trẻ không có cha và tình thương giữa con người với nhau.

II. Thân bài:

a. Hoàn cảnh đáng thương của Xi-mông

  • Xi-mông là một cậu bé bất hạnh, sinh ra không có cha, bị bạn bè chế giễu, trêu chọc.
  • Nỗi đau ấy khiến cậu bé tuyệt vọng, định ra sông tự tử.
  • Qua hình ảnh Xi-mông, tác phẩm lên án định kiến xã hội và bày tỏ sự đồng cảm với những đứa trẻ kém may mắn.

b. Tình thương và lòng tốt của bác Phi-líp

  • Bác thợ rèn Phi-líp xuất hiện đúng lúc, an ủi Xi-mông.
  • Khi Xi-mông hỏi “Bác có muốn làm bố cháu không?”, bác đã đồng ý, giúp cậu bé có một chỗ dựa tinh thần.
  • Hành động này thể hiện sự nhân hậu, bao dung và tấm lòng của người lao động nghèo nhưng giàu tình thương.

c. Kết thúc có hậu, tràn đầy niềm tin

  • Xi-mông vui vẻ quay lại trường, tự hào khoe rằng mình đã có bố.
  • Kết thúc thể hiện niềm tin vào tình người, giúp nhân vật nhỏ bé tìm thấy hạnh phúc.

3. Giá trị nội dung và nghệ thuật

* Giá trị nội dung:

  • Phản ánh định kiến xã hội đối với những đứa trẻ không có cha.
  • Ca ngợi tình yêu thương, lòng nhân ái giữa con người với nhau.
  • Thể hiện khát vọng hạnh phúc của trẻ thơ.

* Giá trị nghệ thuật:

  • Cốt truyện đơn giản nhưng xúc động, giàu tính nhân văn.
  • Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế.
  • Ngôn ngữ giản dị nhưng giàu cảm xúc.

4. Thông điệp.

  • Đồng cảm và trân trọng tình cảm gia đình.
  • Không nên kỳ thị, chế giễu người khác chỉ vì hoàn cảnh của họ.
  • Lòng nhân ái có thể đem lại hạnh phúc cho người khác và chính bản thân mình.

III. Kết luận:

– Đoạn trích “Bố của Xi-mông” là một câu chuyện cảm động, thể hiện rõ tấm lòng nhân đạo của Maupassant. Tác phẩm không chỉ phản ánh hiện thực xã hội mà còn đề cao giá trị của tình thương, sự bao dung, từ đó khẳng định rằng tình người có thể xoa dịu mọi nỗi đau.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang