Nghị luận lớp 7: Ý nghĩa câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”

Nghị luận lớp 7: “Đói cho sạch, rách cho thơm”

  • Mở bài:

Kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam chứa đựng nhiều bài học sâu sắc về đạo đức và nhân cách sống. Một trong những câu tục ngữ tiêu biểu là: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Câu nói ngắn gọn nhưng hàm chứa bài học sâu sắc về lối sống trung thực, ngay thẳng và giữ gìn phẩm giá dù trong hoàn cảnh khó khăn; sống có lòng tự trọng, không để hoàn cảnh làm ố bẩn nhân cách, danh dự.

  • Thân bài:

“Đói”“rách” tượng trưng cho sự nghèo khó, thiếu thốn, còn “sạch”“thơm” mang ý nghĩa về sự trong sạch, ngay thẳng, giữ gìn phẩm giá. Câu tục ngữ khuyên răn con người dù trong hoàn cảnh khó khăn cũng phải sống trung thực, ngay thẳng, không gian dối, biết tự trọng, không vì lợi ích cá nhân mà đánh mất nhân cách, lương tâm.

Có thể nói, lương tâm trong sáng, lối sống trong sạch, ngay thẳng, nhân cách, nhân phẩm tốt đẹp, sống có lòng tự trọng, biết sống vì người khác là thước đo giá trị con người. Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Bỉnh Khiểm, Chu Văn An, Hồ Chí Minh,… là những tấm gương sáng ngời về đạo đức làm người, dù sống trong cảnh nghèo khó nhưng vẫn giữ trọn khí tiết, không chạy theo danh lợi.

Trong cuộc sống, không ít người vì nghèo khó mà sa vào con đường tiêu cực như trộm cắp, lừa đảo, đánh mất nhân phẩm. Họ luôn giữ gìn nhân cách, phẩm giá, danh dự của mình đúng với đạo lí của dân tộc: “tốt danh hơn lành áo”, thà “chết trong còn hơn sống đục”, không bị danh và lợi làm mờ mắt để rồi làm việc sai trái với lương tâm. Tuy nhiên, vẫn có những con người dù nghèo khó nhưng luôn giữ vững lòng tự trọng, không chấp nhận làm điều xấu để đạt được lợi ích.

Trong xã hội ngày nay, câu tục ngữ vẫn giữ nguyên giá trị. Khi đối diện với những cám dỗ vật chất, con người cần biết giữ vững đạo đức và lòng tự trọng. Điều này đặc biệt quan trọng với lứa tuổi học sinh – những người chủ tương lai của đất nước. Dù hoàn cảnh khó khăn, chúng ta vẫn cần sống trung thực, không gian dối trong học tập hay làm việc. Bên cạnh đó, câu tục ngữ cũng nhắc nhở mỗi người phải biết giữ gìn phẩm chất đạo đức, không vì hoàn cảnh mà đánh mất bản thân.

3. Bàn luận mở rộng

Tuy nhiên, cũng cần phân biệt lối sống trong sạch, giàu lòng tự trọng và lối sống hình thức, sáo rỗng. Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người đề cao của cải, vật chất hơn đạo đức, tình yêu thương. Họ sống ích kỉ, đố kị, tham lam, chỉ biết đến bản thân, chỉ vì danh lợi bản thân mà xem thường đạo lí, luật pháp, bị mọi người khinh chê. Những người như thế thật đáng chê trách và lên án.

  • Kết bài:

Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” không chỉ là bài học đạo đức mà còn là kim chỉ nam giúp con người sống ngay thẳng, giữ gìn nhân phẩm. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, mỗi người cần ý thức được giá trị của lòng tự trọng, sống chân thành và có trách nhiệm với bản thân. Đó chính là con đường để xây dựng một xã hội tốt đẹp và đáng sống hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang