I. Yêu cầu của bài văn phân tích một tác phẩm truyện
– Giới thiệu khái quát tác phẩm truyện cần phân tích (nhan đề, tác giả, thể loại,…); nêu nhận xét chung cuả người viết về tác phẩm.
– Phân tích làm rõ được nội dung, chủ đề của tác phẩm:
+ Giới thiệu tác phẩm và khái quát nội dung chính.
+ Tác phẩm đề cập đến vấn đề, tư tưởng gì?
+ Nhân vật nào thể hiện rõ vấn đề, tư tưởng đó?
+ Những sự kiện, chi tiết nào nổi bật trong hành trình của nhân vật?
+ Thông điệp lớn mà tác phẩm muốn truyền tải là gì?
– Phân tích được những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm truyện: cốt truyện, tình huống truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật kể truyện, không gian, thời gian, ngôi kể, ngôn ngữ, …), tập trung vào một số yếu tố nghệ thuật nổi bật của tác phẩm.
– Triển khai hệ thống luận điểm chặt chẽ; sử dụng lí lẽ thuyết phục, bằng chứng xác đáng để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết.
– Khẳng định được ý nghĩa, giá trị của truyện.
II. Dàn ý cơ bản của dạng đề phân tích tác phẩm truyện
Phần | Nội dung |
Mở bài: | – Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả, thể loại,…) – Nêu ý kiến khái quát về tác phẩm. |
Thân bài: | – Phân tích nội dung, chủ đề của tác phẩm truyện (phân tích hiện thực đời sống; hình tượng con người; tư tưởng, tình cảm của nhà văn;…) có lí lẽ, bằng chứng – Phân tích được những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm truyện (cốt truyện, ngôi kể, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật kể truyện, không gian, thời gian, ngôn ngữ, …) và hiệu quả thẩm mĩ của nó, có lí lẽ, bằng chứng. |
Kết bài: | – Khẳng định ý nghĩa, giá trị của truyện. – Cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức tác động của tác phẩm đối với bản thân và tuổi trẻ. |
* Dàn bài chi tiết.I. Mở đoạn: Giới thiệu chung – Giới thiệu tác giả, tác phẩm truyện: + Tác giả: vài nét tiêu biểu về cuộc đời, phong cách sáng tác. + Tác phẩm/trích đoạn: vị trí của tác phẩm trong sự nghiệp của tác giả, sức ảnh hưởng. – Nêu ý kiến khái quát về tác phẩm/trích đoạn: tác phẩm/đoạn trích phản ánh vấn đề gì trong cuộc sống? II. Thân đoạn: Phân tích chi tiết Luận điểm 1. Phân tích nội dung và ý nghĩa: – Truyện/đoạn trích kể về việc gì? – Phân tích các sự kiện, biến cố liên quan đến nhân vật chính (các sự kiện, chi tiết, tình huống tiêu biểu, chi tiết nghệ thuật đặc sắc, hành động, lời thoại, suy nghĩ của nhân vật…) làm nổi bật chủ đề và giá trị tư tưởng. – Nhận xét khái quát về nhân vật. – Đánh giá giá trị nhân văn của tác phẩm: thể hiện qua thái độ trân trọng con người, đề cao đạo đức, sự cảm thông với số phận bất hạnh… Luận điểm 2. Phân tích đặc sắc nghệ thuật: – Nhận xét về cách đặt nhan đề của truyện, nghệ thuật kể chuyện, cách xây dựng cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, ngôn ngữ kể chuyện, – Cách lựa chọn ngôi kể… – Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật: số phận, tính cách, chiều sâu tâm lý… – Làm rõ hiệu quả của các yếu tố nghệ thuật trong việc truyền tải nội dung: Nhận xét ngôi kể, giọng điệu, ngôn ngữ sử dụng trong tác phẩm: ngôi thứ mấy, giọng kể trữ tình hay khách quan, từ ngữ mộc mạc hay tinh tế… – Làm rõ tác dụng của các yếu tố nghệ thuật trong việc truyền tải nội dung, tư tưởng, cảm xúc của tác giả. – Nhận xét khái quát về giá trị nghệ thuật. 3. Tình cảm, tư tưởng của tác giả: – Phân tích cách tác giả gửi gắm cảm xúc cá nhân, quan niệm sống, cái nhìn về con người và cuộc đời thông qua tình huống, nhân vật, chi tiết trong truyện. – Nhận xét thái độ của nhà văn: là sự cảm thông, trân trọng con người, tinh thần nhân đạo sâu sắc, sự đấu tranh vì cái đẹp, cái thiện… – Làm nổi bật giá trị nhân văn, nhân đạo, góp phần tạo nên chiều sâu tư tưởng của tác phẩm. III. Kết đoạn: Khẳng định và liên hệ – Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm/đoạn trích: chủ đề tư tưởng sâu sắc, thông điệp nhân văn, nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, nhân vật sinh động… – Nêu cảm nghĩ, liên hệ bản thân: Chỉ ra những thông điệp, bài học sâu sắc mà tác phẩm gửi gắm: về cách sống, cách nhìn nhận con người, cuộc đời, trách nhiệm cá nhân với bản thân và xã hội. »»» Tham khảo: Phân tích truyện ngắn “Người cha” của nhà văn Nguyễn Quang Thiều |
III. Một số lưu ý khi viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện
– Bài văn phân tích một tác phẩm truyện cần phân tích được nội dung chủ đề; dẫn ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm, từ đó, nêu lên nhận xét, đánh giá của bản thân về hiệu quả thẩm mĩ của những nét đặc sắc ấy.
– Khi viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện cần tránh sa đà vào kể lại nội dung văn bản mà không phân tích, lí giải, đánh giá,… các phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm hoặc vừa kể lại, vừa “chêm xen” các nhận xét tản mát, vụn vặt.
– Các ý kiến, nhận xét về tác phẩm cần được khái quát thành luận điểm và được làm rõ bằng việc phân tích dựa trên văn bản của nhà văn cùng sự cảm nhận của bản thân. Số lượng luận điểm trong bài viết tuỳ thuộc vào sự phức tạp, phong phú,… của tác phẩm cần phân tích nhưng thông thường, khoảng từ 2 – 3 luận điểm chính được nêu lên và làm rõ trong bài viết là phù hợp.
– Bài văn phân tích một tác phẩm truyện có thể yêu cầu phân tích toàn bộ tác phẩm, đoạn trích hoặc tập trung vào một số yếu tố nội dung, hình thức của tác phẩm truyện.
– Xác định các đặc sắc nghệ thuật của truyện như: nhan đề, ngôi kể, cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, ngôn ngữ của nhân vật và của người kể chuyện,…; làm rõ tác dụng của những yếu tố này trong việc thể hiện chủ đề, ý nghĩa của tác phẩm.
– Xác định các luận điểm trong bài viết; lựa chọn các bằng chứng từ tác phẩm truyện cho mỗi luận điểm.
– Liên hệ, so sánh với những tác giả, tác phẩm khác có cùng đề tài, chủ đề để nhận xét điểm gặp gỡ và sáng tạo riêng của tác giả được thể hiện trong tác phẩm truyện; liên hệ với bối cảnh đọc hiện tại, với bản thân để suy nghĩ, nhận xét về tác động, ý nghĩa của tác phẩm với người đọc và với chính bản thân em.
– Trong quá trình viết bài cần chú ý vận dụng phương pháp làm bài một cách linh hoạt:
- Linh hoạt phần mở bài:
– Có thể mở bài trực tiếp: Giới thiệu tác phẩm (tên tác phẩm, tác giả). Nêu khái quát chủ đề và một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Hoặc mở bài gián tiếp: Từ trải nghiệm được nghe một câu chuyện kể đến tác phẩm cần phân tích hay từ trải nghiệm về một tình cảm thực tế cuộc sống tương đồng với tình cảm trong tác phẩm cần phân tích. Hoặc phần mở bài gián tiếp: đi từ chủ đề của tác phẩm hoặc từ phong cách sáng tác của tác giả (đối với những tác phẩm thể hiện rõ phong cách sáng tác của tác giả).
- Linh hoạt phần thân bài:
– Trước khi phân tích chủ đề của tác phẩm văn học thì phải tóm tắt được nội dung của tác phẩm hoặc đoạn trích để làm cơ sở cho việc khái quát chủ đề và phân tích,… Trong quá trình phân tích để làm rõ cho luận điểm phải lấy được những dẫn chứng tiêu biểu kết hợp với lí lẽ, nhận xét, đánh giá, thậm chí là cả lời bình hoặc bộc lộ cảm xúc (không quá lạm dụng) làm cho bài viết có tính thuyết phục cao. Có thể phân tích phương diện nghệ thuật trước, chủ đề sau hoặc có thể ngược lại.
– Điều quan trọng là cách dẫn dắt và lập luận phải hợp lý và chặt chẽ. Sắp xếp các lí lẽ, dẫn chứng theo luận điểm một cách hợp lý. Lời văn phân tích phải sáng tạo, không lặp lại các kiểu phân tích. Trong quá trình phân tích phải biết kết hợp đánh giá, nhận xét,… để tăng sức thuyết phục cho bài văn, tránh việc chỉ nêu luận điểm và dẫn chứng mà không phân tích.
– Cuối phần thân bài, phải biết khái quát về tác phẩm (tiêu biểu, đại diện cho thể loại, chủ đề, giai đoạn, thời đại nào mà tác phẩm ra đời,…). Sau đó, nên liên hệ với thực tế về một phương diện nổi bật nào đó của tác phẩm với thực tế xã hội hoặc tác phẩm nào đó trong cùng một chủ đề hoặc cùng thời đại.
- Về nghệ thuật của tác phẩm:
– Phải linh hoạt trong việc chỉ ra những nghệ thuật mà tác tác giả sử dụng trong từng thể loại truyện, tiểu thuyết, thơ, kịch,… hiệu quả của việc sử dụng nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng mà tác giả gửi gắm. Chẳng hạn, nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm truyện như cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ,…,
- Linh hoạt phần kết bài:
Khẳng định lại ý kiến về chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm; linh hoạt trong việc nêu suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, bài học rút ra từ tác phẩm và khẳng định giá trị, sức sống, sức ảnh hưởng của tác phẩm.