Hướng dẫn viết bài phân tích tác phẩm thơ chinh phục người đọc

I. Mở bài:

– Dẫn bằng một ý kiến/nhận định hoặc danh ngôn: Một nhà thơ vĩ đại người Nga đã từng tâm niệm rằng: “thơ ca bắt nguồn từ những âm vang của tâm hồn”. Thật vậy, thơ ca muôn đời là những thổn thức, những nỗi niềm chân thành cất lên từ trái tim đa cảm của người nghệ sĩ.

– Dẫn vào tác phẩm thơ cần phân tích: Khi đến với thế giới nghệ thuật trong thi phẩm ……… của ….. ta sẽ bắt gặp những thanh âm, giai điệu ……… (đẹp đẽ của thiên nhiên/ cao đẹp của con người/ hào hùng, lãng mạn của người lính/ vui tươi của cuộc sống/ đậm đà tình yêu/ tình nghĩa với…..của….) đầy xúc động. Nhất là trong trích đoạn……. vẻ đẹp……….hiện ra thật …… (ngọt ngào/đắm say/ da diết/ đầm ấm/ kỳ diệu/ đáng ngưỡng mộ/ tự hào/ cao cả/ vĩ đại/ oai hùng/ thơ mộng/…….).

II. Thân bài:

1. Luận điểm 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

– Giới thiệu tác giả: Nhà thơ….tên đầy đủ….là người con của vùng đất…(quê). Ông/ bà trưởng thành/ thành công từ cuộc kháng chiến chống…..(hoặc từ thời kì văn học…..). Ông/ bà cây bút tiêu biểu của nền văn học Việt Nam chuyên viết về …… (đề tài và thể loại) với những vần thơ………..(phong cách sáng tác).

– Giới thiệu tác phẩm: Thi phẩm …….là viên ngọc quý trong sự nghiệp sáng tác của tác giả cũng là bông hoa đẹp trong khu vườn thơ ca Việt nam. Bước vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm người đọc xúc động trước……(vẻ đẹp thiên nhiên/ vẻ đẹp con người/ vẻ đẹp cuộc sống…tùy bài). Điều này được thể hiện rõ nét nhất qua đoạn trích ….(nêu tên khổ thơ/ hoặc bí quá viết đoạn trích trên)

2. Luận điểm 2: Phân tích ý nghĩa nội dung, chủ đề

– Ý 1: Khi mở ra cánh cửa bài thơ người đọc ngỡ ngàng trước một…………….(khái quát nội dung những khổ trước hoặc cả bài)……….Trước tiên là một nét vẽ thật khéo của người nghệ sĩ về……………( nêu tên luận điểm mình phân tích)
Trích thơ

– Ý 2: Bằng sự khéo léo trong việc sử dụng nghệ thuật ….( nếu có nghệ thuật và phải ghi hình ảnh ra/ nếu không có nghệ thuật thì ghi là hình ảnh/ từ ngữ…) đã làm hiện ra………(phân tích chi tiết các ý ra, ý nào xong ý đấy rồi mới chuyển sang ý khác ko trình bày lộn xộn). Có thể thấy rằng ……….(tên tác giả hoặc từ thay thế ko lặp từ) viết về …..chỉ bằng tài năng mà bằng cả tâm hồn tinh tế và tình yêu tha thiết với…………….. (Phần này các bạn khá giỏi liên hệ các tác phẩm khác hoặc sử dụng lý luận văn học) (ví dụ: ai bảo thơ là câu chữ thơ là “tim can, là máu nhỏ của người cầm bút như Hàn Mặc Tử đã từng thốt lên: “ Mỗi lời thơ đều dính não cân ta”.

3. Luận điểm 3: Phân tích các đặc sắc nghệ thuật

– Ý 1: Đâu chỉ có …………. (Nhắc lại ý trên để chuyển sang ý mới) thế giới nghệ thuật trong đoạn thơ / bài thơ còn thu hút người đọc bởi………………. (nêu tên luận điểm mới).

(Trích thơ và phân tích)

– Ý 2: Không dùng từ mỹ miều, cầu kì mà chỉ với những nét chạm/ cái vẩy bút…. nhẹ/ tinh tế……… người thợ tài hoa đã khắc họa nên một………

(Trích thơ và phân tích)

(Ý này mình phân tích cái gì ghi cái đó ra, ví dụ: khắc họa nên một bức tượng đài kì vĩ về người lính/ bức họa tinh thần/ bức tranh phong cảnh………..).

+ Qua các hình ảnh/ sự phối hợp hài hòa giữ các phép tu từ/ sử dụng thành công nghệ thuật……. (phân tích chi tiết). Nếu lắng lòng mình lại mới thấy rằng,………… đúng là………… thật đáng để mỗi chúng ta……… và cái tài cái tâm của ……… thật đáng ………… (Phần này các bạn khá giỏi liên hệ các tác phẩm khác hoặc sử dụng lý luận văn học)

– Ý 3: Sẽ thật thiếu sót nếu ta không nhăc đến cái hay/đẹp/ tình về……… trong khổ thơ/đoạn thơ/ bài thơ. Nó là một nét họa hoàn hảo cho bức họa về………..

(Trích thơ và phân tích)

– Ý 4: Phải chăng người nghệ sĩ tài ba này đã dùng máu từ trái tim mình để viết về vẻ đẹp của…………. với tất cả tình yêu và sự ngưỡng mộ/ tự hào………….. dáng vẻ/hình ảnh/….. hiện ra thật…………

(Trích thơ và phân tích)

* Liên hệ, nâng cao: Đây đâu phải người thường viết mà là “thần mượn tay người viết” đấy thôi.

4. Luận điểm 4: Nhận xét, đánh giá về tình cảm, tư tưởng của tác giả

– Bằng sự tài hoa và tâm hồn tinh tế, giàu yêu thương/…….nhà thơ đã tạo nên một …………thật đẹp và xúc động vương vấn, luyến lưu mãi trong lòng người đọc.

– Để làm nên thành công đó nhà thơ đã vận dụng khéo léo thể thơ…… giàu …. cùng với nhịp điệu…… cùng với đó là việc sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh. ………… càng giúp cho…………… Đặc biệt là sự kết hợp khéo léo các biện pháp tu từ…….. đã làm nên một…………

III. Kết bài:

– Khẳng định: Khép lại những câu (thơ/ trang truyện) người đọc vẫn bồi hồi mãi với những ………… (nhân vật thì viết về vẻ đẹp nhân vật, thiên nhiên viết vẻ đẹp thiên nhiên, và tấm lòng, tình cảm của tác giả với cái gì đó. cái này linh động theo bài, bài viết cái gì nhắc lại cái đó) và khơi trong ta bao nỗi niềm về …..( Mở rộng cái trong bài vừa viết theo hướng về cuộc sống hiện nay).

– Liên hệ bản thân: Bởi vậy em luôn tâm niệm rằng muốn…hãy…. . (Mỗi người hãy là một một chú ong nhỏ góp nhặt những giọt tinh hoa đẹp đẽ nhất dâng đời)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang