Dạng câu hỏi: Rút ra bài học hoặc thông điệp cho bản thân
– Đây là dạng câu hỏi thường gặp với yêu cầu như: “Anh/chị hãy rút ra bài học hoặc một thông điệp ý nghĩa nhất cho bản thân từ văn bản đã học”.
– Mục đích của câu hỏi là kiểm tra khả năng đọc hiểu, cảm nhận và liên hệ thực tế của học sinh với nội dung văn bản.
* Cách làm:
1. Hiểu rõ nội dung và thông điệp của văn bản:
– Trước tiên, cần nắm vững văn bản nói về điều gì, hoàn cảnh, nhân vật, diễn biến và kết thúc ra sao. Đồng thời, cần hiểu được tác giả muốn gửi gắm điều gì thông qua câu chuyện, hình ảnh, tình huống, hay nhân vật trong tác phẩm.
2. Xác định bài học hoặc thông điệp mang tính khái quát:
– Từ việc hiểu văn bản, hãy rút ra một hoặc một vài bài học/ thông điệp có ý nghĩa sâu sắc, mang tính giáo dục hoặc định hướng suy nghĩ, hành vi. Thông điệp nên có tính khái quát, không chỉ bó hẹp trong hoàn cảnh cụ thể của văn bản, mà có thể vận dụng được trong đời sống cá nhân hoặc xã hội.
3. Liên hệ với bản thân và nêu hành động cụ thể:
– Sau khi nêu bài học hoặc thông điệp, nên thể hiện sự liên hệ với chính bản thân bằng cách đặt câu hỏi: “Tôi học được gì từ điều này?” hoặc “Tôi sẽ làm gì để thực hiện/thấm nhuần thông điệp ấy?”
Việc nêu ra hành động cụ thể giúp bài làm thêm chân thực, giàu ý nghĩa và thể hiện rõ khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
* Các bước tiến hành:
Khi gặp câu hỏi yêu cầu rút ra bài học hay thông điệp từ một văn bản, học sinh có thể trình bày theo 4 ý sau để đảm bảo đầy đủ nội dung và lập luận chặt chẽ:
1. Nêu thông điệp sâu sắc nhất rút ra từ văn bản:
– Bắt đầu bằng một câu tổng quát: “Thông điệp sâu sắc nhất mà em rút ra sau khi đọc văn bản là…”
– Sau đó triển khai cụ thể bằng một trong các cấu trúc như:
- Chúng ta cần… (nêu điều nên làm)
- Chúng ta nên… (nêu thái độ sống, cách ứng xử tích cực)
- Chúng ta phải… (nêu trách nhiệm, nghĩa vụ)
Chúng ta đừng… (nêu điều nên tránh)
Ví dụ: Thông điệp sâu sắc nhất mà em rút ra sau khi đọc văn bản là: chúng ta cần sống yêu thương, biết chia sẻ với mọi người; nên biết lắng nghe và thấu hiểu người khác; phải chịu trách nhiệm với hành động của mình; và đừng ích kỷ, vô cảm trước nỗi đau của người khác.
2. Nêu ý nghĩa của thông điệp đối với bản thân:
– Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của thông điệp vừa nêu bằng cách thể hiện sự cảm nhận, chiêm nghiệm của bản thân bằng một trong các cách sau:
- Thông điệp này đã giúp em hiểu rằng…
- Thông điệp này khiến em nhận ra rằng…
- Sau khi đọc văn bản, em thấu hiểu rằng…
Ví dụ: Thông điệp này khiến em nhận ra rằng trong cuộc sống, mỗi người đều cần sống có tình thương, vì chỉ khi biết yêu thương thì chúng ta mới có thể gắn kết với nhau và tạo nên một xã hội tốt đẹp hơn.
3. Đề xuất hành động cụ thể để thực hiện thông điệp:
– Thể hiện sự vận dụng vào thực tế bằng những việc làm rõ ràng, thiết thực bằng một trong các cách sau:
- Để thực hiện được điều đó, em sẽ…
- Bắt đầu từ hôm nay, em sẽ cố gắng…
- Em sẽ rèn luyện cho mình thói quen…
Ví dụ: Để thực hiện điều đó, em sẽ cố gắng quan tâm đến những người xung quanh nhiều hơn, lắng nghe khi bạn bè gặp khó khăn và sẵn sàng chia sẻ khi có thể giúp đỡ ai đó.
4. Đánh giá ngắn gọn về giá trị chung của thông điệp:
– Kết thúc bằng một lời nhận xét mang tính khái quát và khẳng định giá trị của thông điệp:
Thiết nghĩ, thông điệp này không chỉ có ý nghĩa với riêng em mà còn hữu ích với tất cả mọi người trong cuộc sống.
Em tin rằng nếu ai cũng thấm nhuần thông điệp này, xã hội sẽ ngày càng văn minh và nhân ái hơn.
Ví dụ 1: THỜI GIAN LÀ VÀNG Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá. Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết. Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, dễ mất thời cơ là thất bại…) Thông điệp nào trong văn bản có ý nghĩa nhất với anh (chị) ? Vì sao? Hướng dẫn: – Xác định thông điệp: Thông điệp có ý nghĩa nhất mà em rút ra được sau khi đọc văn bản là: Thời gian là vô giá. – Ý nghĩa thông điệp: Thông điệp này đã giúp em nhận ra thời gian có giá trị lớn như thế nào, không thể mua bán hay trao đổi , đã trôi qua là mất đi mãi mãi. – Hành động để thực hiện: Vậy nên phải biết trân trọng từng phút từng giây để sống, học tập, làm việc sao cho hiệu quả và ý nghĩa; không nên phung phí thời gian vào những việc làm vô ích. – Đánh giá: Thiết nghĩ thông điệp này không chỉ có ý nghĩa với riêng em mà còn hữu ích với tất cả mọi người.
|
Ví dụ 2: Cơ hội không bao giờ đến với ai, mà nó cũng không chờ đợi ai bao giờ. Nó bắt chúng ta phải đi tìm, phải cố gắng, phải nắm chặt lấy nó ngay khi chúng ta có thể. Điều cốt yếu cản trở chúng ta vươn tới cơ hội không phải là “điều kiện”, mà chính là cách suy nghĩ của chúng ta: “Tôi không có điều kiện, tôi không bằng người ta, tôi không thể vì..” [..] Nếu không có tính chủ động trong cuộc sống, nếu chỉ biết chờ đợi vào “số phận” hay “phép màu” mà không có động lực để tự thay đổi một tình huống không hay thì bạn biết không, “phép màu” sẽ không bao giờ đến với bạn đâu. Người A nói: “Tôi không có điều kiện như người khác. Vì thế nên cơ hội sẽ không bao giờ đến với tôi”. Người B nói: “Tôi không có điều kiện như người khác. Vì thế tôi luôn đi tìm cơ hội cho mình”. Vậy theo bạn thì ai trong số họ sẽ là người thành công? Thông điệp nào trong văn bản có ý nghĩa nhất với anh (chị) ? Vì sao?
DÂNG CHA Tết này nhà lại vắng cha (Trích, trong tập thơ Viếng tặng những mùa xưa, Trương Nam Hương, NXB Thanh niên, 1999) Từ ý nghĩa bài thơ, em rút ra được bài học gì cho bản thân? Vì sao?
»»» Xem thêm: Đề thi minh họa môn Ngữ Văn vào lớp 10 TP. HCM 2025 |