Hướng dẫn phân tích một tác phẩm thơ
I. Mở bài:
– Giới thiệu khái quát ngắn gọn về tác giả và bài thơ.
– Nêu ý kiến chung về bài thơ.
II. Thân bài:
1. Khái quát tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích (đối với đoạn thơ)
2. Phân tích nội dung:
– Phân tích từng khổ thơ, đoạn thơ hoặc cặp câu.
– Chỉ ra tâm tư, nỗi niềm, khát vọng; phân tích các chi tiết, hình ảnh để làm nổi bật những tâm tư, nỗi niềm, khát vọng đó. (Thường bộc lộ trực tiếp qua các từ ngữ nhỏ, thương, yêu, buồn, vui… hoặc bộc lộ gián tiếp qua các hình ảnh, chi tiết trong bài thơ)
– Đưa ra những nhận xét, đánh giá tình cảm, cảm cảm xúc được thể hiện trong bài thơ. (Đó là tình cảm riêng/tình cảm chung và mức độ của tình cảm ấy như chân thành, sâu sắc, thiết tha, nồng hậu, cháy bỏng…)
2. Phân tích nghệ thuật.
– Hệ thống từ ngữ, hình ảnh đặc sắc, cách gieo vần, ngắt nhịp, giọng điệu, biện pháp tu từ…
– Dẫn dắt nêu một số hình ảnh, từ ngữ đặc sắc xuyên suốt các khổ thơ (có thể đi theo từng khổ thơ). Phân tích các từ ngữ, hình ảnh (Từ ngữ, hình ảnh đó biểu lộ nội dung gì? Thông qua từ ngữ, hình ảnh đó gợi lên bức tranh thiên nhiên, bức tranh cuộc sống ra sao? Hình ảnh con người hiện lên như thế nào?…).
– Đánh giá chung về từ ngữ, hình ảnh thơ: giàu sức gợi hình, gợi cảm/giản dị, mộc mạc hay lớn lao, kì vĩ,… Qua hệ thống hình ảnh, nội dung mà từ ngữ, hình ảnh biểu lộ thể hiện tâm trạng gì của nhà thơ và tấm lòng của nhà thơ đối với quê hương, đất nước.
– Nêu cách gieo vần, ngắt nhịp, giọng điệu trong bài thơ: vần chân hay vần lưng; ngắt nhịp (nhận xét nhịp thơ cụ thể của bài, ví dụ: nhịp 2/2/2/2 hay nhịp 4/3,… hay nhịp thơ thay đổi linh hoạt); giọng điệu thơ chân thành, tha thiết sâu lắng, trầm buồn/sảng khoái, say mê hùng hồn, mạnh mẽ vui tươi, phấn khởi,… hoặc giọng thơ linh hoạt phù hợp mạch cảm xúc của bài thơ, nhịp thơ nhịp nhàng, cân đối; nhanh mạnh, dồn dập, gấp gáp, trúc trắc,…
– Vai trò của cách gieo vần, ngắt nhịp, giọng điệu phù hợp với mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình, tạo nên nhạc tính cho bài thơ, nhấn mạnh nội dung của bài thơ.
– Phân tích các biện pháp tu từ được sử dụng kết hợp trong bài thơ: dẫn dắt nêu các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ, phân tích hiệu quả thẩm mĩ của các biện pháp tu từ:
+ Giúp cho lời thơ trở nên sinh động, hấp dẫn, gợi hình, giàu giá trị biểu cảm,…
+ Gợi ra hình ảnh mà nó biểu thị và bộc lộ thái độ tình cảm của nhà thơ về đối tượng được nói tới.
+ Đánh giá nghệ thuật làm sáng tỏ nội dung
+ Ý nghĩa của bài thơ hoặc đoạn thơ (đối với tác giả, tác phẩm, nền văn học,..)
– Nêu lên những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về nội dung, nghệ thuật của bài thơ
3. So sánh, mở rộng
– Đối chiếu với tác phẩm khác có cùng đề tài để làm nổi bật sự độc đáo của bài thơ đang phân tích, đánh giá.
– So sánh để khẳng định điểm tương đồng, khác biệt, độc đáo của tác phẩm đang phân tích, đánh giá.
III. Kết bài:
– Khẳng định lại giá trị nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật của bài hoặc đoạn thơ
– Ý nghĩa của bài hoặc đoạn thơ đối với mọi người (bài học, niềm tin, cảm nghĩ của bản thân).