Hãy phân tích truyện ngắn “Anh Hai” của Bùi Quang Minh

I. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nếu cảm nghĩ chung của em về truyện.

II. Thân bài:

1. Giới thiệu khái quát nội dung truyện

– Gia đình nhà anh Hai nghèo, cha mẹ anh sinh được tám anh em, anh là con cả trong gia đình. Ngay từ nhỏ anh đã biết nhường nhịn các em. Học xong lớp 9 anh nghỉ học để đi làm cùng cha mẹ nuôi các em ăn học. Khi cha mẹ mất, anh thay cha mẹ tiếp tục chăm lo nuôi nấng các em thành đạt. Và các em cũng nhận ra sự hi sinh lớn lao của anh. Câu chuyện ngắn gọn, nhà văn tạo dựng bối cảnh đơn giản nhưng lại giúp nhà văn thể hiện rõ tính cách, phẩm chất, vẻ đẹp tâm hồn của các nhân vật.

2. Phân tích ý nghĩa nội dung.

– Truyện khắc họa nhân vật anh Hai đó chính là tình yêu thương, sự nhường nhịn, lòng nhân hậu, giàu đức hi sinh dành cho gia đình, cho các em.

* Người anh khi còn bé:

–  Hoàn cảnh gia đình: Nghèo, ba mẹ sinh được tám đứa con -> Bám riết của cảnh nghèo đổ dồn lên bao nhiêu con người từng ngày vật lộn cùng miếng cơm manh áo.

-Tính cách của anh Hai: Ngay từ nhỏ không nằm giường, mọi người ăn uống vui đùa, mình thích một góc riêng -> Chất chứa nỗi buồn, sự khổ cực từ thuở nhỏ in sâu vào số phận nhân vật.

–  Hành động: Ăn cơm cháy, chê cơm thịt -> Sự trưởng thành, biết lo lắng quan tâm cho các em, biết nhường nhịn và gánh vác cái nghèo cùng ba mẹ.

Xây dựng nhân vật mang nét riêng độc đáo, tạo sự thu hút đối với người đọc.

* Người anh khi lớn:

–  Hành động:

+ Nghỉ học từ lớp 9, đi làm lo cho gia đình: Gánh vác cùng cha mẹ việc kinh tế, là người biết hi sinh, nhân hậu.

+ Nuôi em thành tài, dựng vợ, gả chồng hết cho các em: Lo lắng như một người cha hiền hậu đối với đàn con thơ, còn mình cô đơn, lẻ loi một mình

–  Suy nghĩ:

+ Mình vào đám cưới của em sợ các em xấu hổ: Giữ thể diện cho các em tới cùng, nghĩ mình kém cỏi, không phù hợp với chốn lộng lẫy xa hoa.

+ Chợt tủi phận: Nghẹn ngào vì sự vất vả, khó nhọc cả đời của bản thân mình.

+ Nhận ra một điều rằng công sức cả đời mình đã không uổng phí: Hạnh phúc khi thấy các em khôn lớn, làm được thay ba mẹ điều còn dang dở trong đời.

Tấm lòng nhân hậu cao cả, giàu đức hi sinh của một con người khiến ta xúc động, nghẹn ngào.

3. Phân tích đặc sắc nghệ thuật.

–  Cốt truyện đơn giản, dễ hiểu, xúc động.

–  Cách lựa chọn ngôi kể thứ ba giúp cho câu chuyện hiện lên khách quan, đồng thời giúp cho người kể chuyện có kể một cách linh hoạt mọi sự việc diễn ra ở khắp mọi nơi, bao quát được tâm trạng của các nhân vật.

–  Nghệ thuật xây dựng chân dung nhân vật thông qua ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động, nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật hợp lý, độc đáo, phù hợp.

–  Cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ kể chuyện giản dị, mộc mạc.

–  Cách đặt nhan đề tác phẩm khơi gợi những suy ngẫm trong lòng người đọc.

III. Kết bài:

–  Khẳng định lại giá trị của truyện.

–  Cảm xúc hoặc lời nhắn gửi tới mọi người.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang