Dàn bài nghị luận: Hiện tượng nghiện Game Online của học sinh hiện nay

Hiện tượng nghiện Game Online của học sinh hiện nay

Dàn bài 1:

  • Mở bài:

Giới thiệu vấn đề: nghiện game online là một hiện tượng phổ biến, có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với vấn đề sức khỏe, học tập và nhân cách giới trẻ hiện nay.

  • Thân bài:

1. Game Online là gì?

– Online Game (Trò chơi trực tuyến) là một dạng trò chơi được chơi thông qua mạng máy tính có kết nối internet, có tương tác giữa người chơi với nhau, hay giữa người chơi với hệ thống máy chủ (sever) của trò chơi trong thời gian thực. Mạng máy tính thông thường là Internet hoặc các công nghệ tương đương. Rất nhiều game online có gắn với những cộng đồng ảo, biến nó trở thành một dạng hoạt động xã hội vượt qua khỏi những game một người chơi thông thường.

2. Hiện tượng nghiện Game online trong giới trẻ hiện nay

– Nhiều bạn trẻ mê game, bỏ bê việc học, bất chấp lời khuyên của người lớn và sự cảnh báo của các chuyên gia.

– Giới trẻ thường nghiện game có tính chất bạo lực, đồi trụy, cờ bạc,…

3. Tác hại của việc nghiện game online

– Làm hao tổn nhiều sức khỏe, thời gian, tiền bạc.

– Khiến việc học tập sa sút, đạo đức suy thoái nghiêm trọng.

– Làm mất định hướng về các giá trị tốt đẹp, chuẩn mực của con người.

– Làm nảy sinh xung đọt, khiến tan vỡ hạnh phúc gia đình.

– Mê game là một trong những con đường dẫn đến tệ nạn xã hội.

4. Giải pháp khắc phục

– Với bản thân giới trẻ: quyết liệt cai nghiện game, chăm lo học tập, bồi dưỡng nhan cách, rèn luyện thân thể,….

– Đối với gia đình, nhà trường và xã hội: giáo dục những giá trị đạo đức tốt đẹp, nghiêm khắc nhắc nhở giúp giới trẻ từ bỏ game hướng đến học tập tiến bộ, xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực.

– Đối với các cơ quan chức năng: nghiêm cấm các game có nội dung bạo lực, đồi trụy, cờ bạc; xử lí nghiêm các hành vi vi phạm,…

5. Bà luận mở rộng, đề xuất ý kiến

– Ngày nay, vẫn còn có nhiều bạn trẻ say mê game bất chấp nguy hại, bỏ bê việc học và trách nhiệm củ bản thân đối gia đình và xã hội. Những người như thế thật đáng chê trách.

– Game online dù ở bất kì hình thức nào cũng đều có hại. hãy tránh xa game, xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực, tiến bộ.

– Là học sinh phải biết chăm lo học tập, bồi dưỡng nhân cách, rèn luyện thân thể trở thành người khỏe mạnh, có tri thức vững vàng mai này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.

  • Kết bài:

– Bác Hồ đã từng dạy: “Tuổi trẻ là màu xuân của đất nước”. Muốn thục sự là tương lai của đất nước thì tuổi trẻ phải chăm lo học tập tốt, rèn luyện nhân cách tốt, tránh xa tệ nạn xã hội, xây dựng cuộc sống lành mạnh tiến bộ.

Dàn bài 2:

Trình bày ý kiến về hiện tượng mê game của học sinh ngày nay

I. Mở bài:

– Giới thiệu chủ đề: Trong thời đại công nghệ số phát triển, trò chơi điện tử (game) trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống.

– Giới thiệu vấn đề: Tuy nhiên, nhiều học sinh hiện nay đang quá đam mê game, dẫn đến nhiều hệ lụy đáng lo ngại.

II. Thân bài:

1. Giải thích hiện tượng mê game.

– Game: Hình thức giải trí bằng trò chơi điện tử, có thể giúp giải trí và rèn luyện tư duy nếu sử dụng đúng cách.

– Mê game: Là hiện tượng học sinh dành quá nhiều thời gian vào game, bỏ bê học tập, sức khỏe và các hoạt động thực tế.

2. Nguyên nhân của hiện tượng.

– Nguyên nhân chủ quan:

+ Học sinh chưa có ý thức tự kiểm soát thời gian và cách sử dụng game hợp lý.

+ Bị hấp dẫn bởi nội dung phong phú, các yếu tố gây nghiện từ game.

+ Tâm lý thích thể hiện bản thân trên mạng xã hội, tìm kiếm sự công nhận từ bạn bè.

– Nguyên nhân khách quan:

+ Gia đình: Chưa có sự kiểm soát, định hướng rõ ràng, một số phụ huynh quá bận rộn không quan tâm sát sao.

+ Nhà trường: Chưa có nhiều chương trình giáo dục học sinh về tác hại của việc lạm dụng công nghệ.

+ Xã hội: Sự phát triển mạnh mẽ của game online với các nội dung hấp dẫn, dễ gây nghiện.

3. Hậu quả của hiện tượng

– Đối với học tập: Sao nhãng việc học, kết quả sa sút. Không tập trung, tư duy chậm hơn do não bộ bị ảnh hưởng bởi việc chơi game liên tục.

– Đối với sức khỏe: Ảnh hưởng thị lực, gây rối loạn giấc ngủ. Ít vận động dẫn đến béo phì, mệt mỏi.

– Đối với tâm lý, đạo đức: Dễ cáu gắt, mất kiểm soát khi bị hạn chế chơi game. Xa cách gia đình, bạn bè, sống ảo, mất kết nối với cuộc sống thực. Một số trường hợp bị ảnh hưởng tiêu cực từ các nội dung không lành mạnh.

4. Giải pháp khắc phục

– Về phía học sinh: Rèn luyện ý thức tự giác, quản lý thời gian hợp lý giữa giải trí và học tập. Hạn chế thời gian chơi game, ưu tiên các hoạt động thực tế. Tận dụng game hội cho mục đích học tập, giao tiếp lành mạnh.

– Về phía gia đình: Định hướng, kiểm soát việc sử dụng thiết bị điện tử của con cái. Khuyến khích con tham gia các hoạt động thể chất, giao tiếp trực tiếp.

– Về phía nhà trường và xã hội: Giáo dục học sinh về tác hại của việc lạm dụng game. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tạo sân chơi bổ ích thay thế game. Các nền tảng game, mạng xã hội cần có cơ chế kiểm soát nội dung phù hợp với lứa tuổi học sinh.

III. Kết bài:

– Khẳng định lại quan điểm: Game không xấu, nhưng nếu quá đam mê và sử dụng sai cách sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.

– Kêu gọi học sinh sử dụng công nghệ thông minh, biết cân bằng giữa giải trí và học tập để phát triển toàn diện.

»»»Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang