Đặc điểm – dấu hiệu nhận biết các thể thơ | Luyện thi tuyển sinh 10

dac-diem-dau-hieu-nhan-biet-cac-the-tho

ĐẶC ĐIỂM – DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CÁC THỂ THƠ

TTTên thể thơĐặc điểm hình thức (dấu hiệu nhận biết)Ví dụ tiêu biểu
1Thơ 5 chữ– Mỗi dòng thơ có 5 chữ.
– Nhịp thơ phổ biến: 2/3, 3/2.
Mưa (Trần Đăng Khoa)
Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa)
Ánh trăng (Nguyễn Duy)
Sang thu (Hữu Thỉnh)
2Thơ 6 chữ– Mỗi dòng thơ có 6 chữ.
– Nhịp thơ linh hoạt: 3/3 hoặc 2/2/2.
Trong lời mẹ hát (Trương Nam Hương )
3Thơ 7 chữ– Mỗi dòng thơ có 7 chữ.
– Nhịp thơ phổ biến: 4/3, 3/4.
Từ ấy (Tố Hữu)
Nhớ Đồng (Tố Hữu)
Nắng mới (Lưu Trọng Lư)
4Thơ 8 chữ– Mỗi dòng thơ có 8 chữ.
– Nhịp thơ linh hoạt: 4/4 hoặc 2/2/4…
Quê hương (Tế Hanh)
Tây Tiến (Quang Dũng)
Viếng lăng Bác (Viễn Phương)
5Thơ tự do– Không quy định số chữ mỗi dòng.
– Nhịp thơ linh hoạt: 4/4 hoặc 2/2/4…
– Không bắt buộc gieo vần hay ngắt nhịp cố định.
Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông)
Đợi mẹ (Vũ Quần Phương)
6Thơ lục bát– Gồm cặp câu: 1 câu 6 chữ và 1 câu 8 chữ.
– Vần: Chữ thứ 6 câu 6 vần với chữ thứ 6 câu 8; Chữ thứ 8 câu 8 vần với chữ thứ 6 câu 6 tiếp theo.
– Nhịp phổ biến: 2/2/2 (6 chữ), 3/3 hoặc 2/2/2/2 (8 chữ).
 

Truyện Kiều (Nguyễn Du)

7Song thất lục bát– Một khổ gồm 4 câu: 7 – 7 – 6 – 8.
– Hai câu đầu là song thất (7 chữ), hai câu sau là lục bát
– Vần liên kết chặt chẽ
– Giai điệu đều, nhẹ nhàng, uyển chuyển
Chinh phụ ngâm (bản diễn Nôm – Đoàn Thị Điểm)
Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)
Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều)
8Thất ngôn tứ tuyệt– Mỗi bài thơ có 4 câu, mỗi câu 7 chữ
– Bố cục 4 phần: Khai (câu 1), Thừa (câu 2), Chuyển (câu 3), Hợp (câu 4)
– Gieo vần: cuối câu 1, 2, 4
– Nhịp: Thường là 4/3 hoặc 3/4
– Đối: Không bắt buộc phải đối
– Tuân thủ luật bằng – trắc, đối ngẫu (câu 3, 4)
Ngắm trăng (Hồ Chí Minh)
Nam quốc sơn hà
9Thất ngôn bát cú– Mỗi bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 chữ.
– Bố cục 4 phần: Đề (câu 1+2), Thực (câu 3+4), Luận (câu 5+6), Kết (câu 7+8)
– Gieo vần: cuối câu 1,2,4,6,8
– Nhịp: Thường là 4/3 hoặc 3/4
– Tuân thủ nghiêm ngặt luật bằng – trắc, niêm, vần, đối,… của thơ luật Đường.
Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan)
Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)
10Ngũ ngôn tứ tuyệt– Mỗi bài thơ có 4 câu, mỗi câu 5 chữ.
– Gieo vần như thất ngôn tứ tuyệt (vần ở câu 1, 2, 4).
– Tuân thủ nghiêm ngặt luật bằng – trắc, niêm, vần, đối,… của thơ luật Đường.
Thuật hoài (Phạm Ngũ lão)
Tụng gia hoàn kinh sư (Trần Quang Khải)
11Ngũ ngôn bát cú– Mỗi bài thơ có 8 câu, mỗi câu 5 chữ.
– Gieo vần và đối ý – đối từ chặt chẽ.
– Thể hiện cảm xúc súc tích, cô đọng.
– Tuân thủ nghiêm ngặt luật bằng – trắc, niêm, vần, đối,… của thơ luật Đường.
Tĩnh dạ tứ (Lý Bạch)
Vọng Lưu Sơn bộc bố (Lý Bạch)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang