Phân tích Hồi thứ 14 của Hoàng Lê Nhất Thống Chí
I. Mở bài:
Hoàng Lê Nhất Thống Chí là một tác phẩm lịch sử bằng chữ Hán của nhóm tác giả Ngô gia văn phái, phản ánh chân thực về những biến động lịch sử cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX. Hồi thứ 14 của tác phẩm đã tái hiện một cách sinh động và hào hùng chiến công đại phá quân Thanh của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ (Quang Trung). Đây là một trong những đoạn văn xuất sắc nhất của tác phẩm, thể hiện rõ nghệ thuật miêu tả lịch sử và tinh thần yêu nước của tác giả.
II. Thân bài:
Hoàn cảnh lịch sử và nội dung chính của hồi thứ 14
– Cuối năm 1788, lợi dụng sự suy yếu của triều đình Lê – Trịnh, vua Lê Chiêu Thống đã cầu viện nhà Thanh, dẫn đến việc quân Thanh kéo vào xâm lược nước ta.
– Trước tình hình đó, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung, đích thân chỉ huy nghĩa quân tiến ra Bắc đánh tan quân Thanh.
– Hồi thứ 14 ghi lại diễn biến của cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng vang dội của nghĩa quân Tây Sơn vào đầu năm 1789.
Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ (Quang Trung)
a) Hành động quyết đoán, mạnh mẽ
– Khi nhận tin quân Thanh tiến vào Thăng Long, Nguyễn Huệ lập tức tổ chức một cuộc hành quân khẩn cấp.
– Ông lên ngôi Hoàng đế ngay tại Phú Xuân (Huế), thể hiện sự chủ động và quyết tâm giành lại độc lập cho dân tộc.
– Lời tuyên bố mạnh mẽ trước ba quân: “Nay trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng. Người phương Bắc không phải nòi giống ta, lòng dạ khác hẳn, tất họ chỉ cốt cướp bóc mà thôi…” thể hiện tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc.
b) Tài thao lược kiệt xuất
– Nguyễn Huệ tổ chức cuộc hành quân thần tốc, chỉ trong vòng 5 ngày đã tiến từ Phú Xuân ra Bắc.
– Ông trực tiếp vạch ra kế hoạch tác chiến, chia quân làm nhiều đạo, tiến đánh quân Thanh theo thế trận bất ngờ, đánh nhanh thắng nhanh.
– Sự sáng suốt của ông còn thể hiện qua việc động viên, cổ vũ tinh thần binh sĩ, giúp họ giữ vững niềm tin chiến thắng.
c) Chiến công vang dội – cuộc tổng tấn công Ngọc Hồi – Đống Đa
– Đêm mùng 4 Tết Kỷ Dậu (1789), quân Tây Sơn tổ chức tấn công vào đồn Hà Hồi, khiến quân Thanh kinh hoàng và nhanh chóng đầu hàng.
– Đêm mùng 5 Tết, nghĩa quân tiếp tục đánh vào đồn Ngọc Hồi, sử dụng chiến thuật tài tình với cách đánh hỏa công, tạo thành thế chẻ tre quét sạch quân địch.
– Đến sáng mùng 5, Thăng Long được giải phóng. Tôn Sĩ Nghị hoảng loạn bỏ chạy về nước trong sự thất bại ê chề.
3. Giá trị nội dung và nghệ thuật của hồi thứ 14
a) Giá trị nội dung:
– Ca ngợi tài năng và khí phách anh hùng của Nguyễn Huệ – Quang Trung.
– Tái hiện chân thực khí thế chiến đấu hào hùng của quân Tây Sơn, thể hiện tinh thần yêu nước mạnh mẽ của dân tộc.
– Vạch trần sự hèn nhát, nhu nhược của vua Lê Chiêu Thống và sự thất bại nhục nhã của quân Thanh.
b) Giá trị nghệ thuật:
– Sử dụng bút pháp trần thuật sinh động, kết hợp giữa chính sử và văn học, giúp tái hiện không khí trận đánh một cách chân thực, giàu cảm xúc.
– Nghệ thuật miêu tả nhân vật chân thực, sắc nét: Nguyễn Huệ hiện lên đầy bản lĩnh, mưu lược; Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống hiện lên với sự bạc nhược, khiếp đảm.
– Ngôn ngữ đanh thép, hùng hồn, góp phần làm nổi bật khí thế chiến đấu của quân Tây Sơn.
III. Kết bài:
– Hồi thứ 14 của Hoàng Lê Nhất Thống Chí là một trong những đoạn văn xuất sắc nhất của tác phẩm, tái hiện hào hùng cuộc đại phá quân Thanh của Quang Trung – Nguyễn Huệ. Qua đó, ta thấy được hình ảnh một vị anh hùng tài ba, quyết đoán, có tầm nhìn chiến lược và lòng yêu nước nồng nàn. Đồng thời, tác phẩm còn là lời tố cáo đanh thép đối với bọn cướp nước và bè lũ bán nước. Với giá trị lịch sử và nghệ thuật sâu sắc, Hồi thứ 14 xứng đáng là một áng văn yêu nước tiêu biểu trong văn học trung đại Việt Nam.
Đề bài 1:
Phân tích hình tượng Quang Trung Nguyễn Huệ
- Mở bài:
Văn học trung đại Việt Nam khi nhắc đến thể chí không thể không nhắc đến tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái. Tác phẩm không chỉ là một mẫu mực của thể loại, mà cùng với ngòi bút chân thực sắc sảo đã cho hậu thế thấy được bản lĩnh của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, cùng sự thất bại thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống và quân Thanh. Điều này đã được phản ánh rõ nét trong hồi thứ mười bốn của tác phẩm này.
- Thân bài:
1. Khái quát tác phẩm và Hồi thứ 14
– “Hoàng Lê nhất thống chí” là một cuốn tiểu thuyết lịch sử bằng chữ Hán được viết theo thể chương hồi do nhiều tác giả trong Ngô Gia Văn Phái (Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du…) sáng tác. Đây là một bức tranh sâu rộng vừa phản ánh được sự thối nát, suy tàn của triều đình Lê Trịnh, vừa phản ánh được sự phát triển của phong trào Tây Sơn.
– Trong Hồi thứ 14 của tác phẩm, hình tượng người anh hùng Quang Trung hiện lên thật cao đẹp với khí phách hào hùng, trí tuệ sáng suốt và tài thao lược hơn người.
2. Hình tượng vua Quang Trung
a. Trước tiên, Cần thấy rằng Quang Trung là người có lòng yêu nước nồng nàn, có lòng tự hào dân tộc sâu sắc, tiếp nối truyền thống của Trưng Nữ Vương, Trần Hưng Đạo, Lê Thái Tổ…
– Nghe giặc chiếm đóng Thăng Long định thân chinh cầm quân đi ngay.
– Tinh thần dân tộc của Quang Trung thể hiện rất rõ qua lời phủ dụ các tướng sĩ trước khi lên đường ra Bắc “Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống ta, bụng dạ ắt khác” và “Đời Hán có Trưng Nữ Vương, Đời tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê đại Hành …. Các ngài không lỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc”
→ Lời phủ dụ mang âm hưởng của Nam quốc sơ hà, Hịch tướng sĩ, Bình ngô địa cáo, mang tâm hồn dân tộc và khí phách anh hùng của các bậc tiền bối vằng lại.
b. Quang Trung là vị vua có trí tuệ sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng:
– Có quan hệ gần gũi, chan hoà và biết lắng nghe ý kiến của tướng sĩ:
+ Định thân chinh cầm quân đi ngay nhưng nghe lời can ngăn, ông đã lên ngôi để “chính vị hiệu” rồi mới hạ lệnh xuất quân.
+ Tới Nghệ An, Quang Trung cho vời người cống sĩ ở huyện La sơn để hỏi ý kiến “Kế nên đánh hay giữ ra sao”.
+ Ra quân lệnh rất nghiêm “Chớ nên ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra sẽ bị ta giết chết ngay tức khắc, chớ bảo là ta không nói trước!” nhưng kế đó ông “Ra doanh yên ủi quân lính” rồi tha cho hai tướng Sở và Lân để họ lấy công chuộc tội.
– Sáng suốt trong việc nhận định thời cuộc: Mới khởi binh đánh giặc đã tính toán chu đáo đầy đủ “ Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”. Tính cả kế hoạch ngoại giao sau khi thắng với chủ trương “Dẹp việc binh đao để phúc cho dân”
– Sáng suốt, nhạy bén trong việc dùng binh: Chỉ huy quân lính hành quân thần tốc : Vừa hành quân, vừa tuyển quân, duyệt binh, tiến đánh chỉ trong vòng 5 ngày đã giành thắng lợi
– Mới khởi binh đã hẹn ngày chiến thắng “Hẹn ngày mồng 7 năm mới thì vào Thăng Long mở tiệc ăn mừng, các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác”.
→ Như vậy Quang Trung là người có trí tuệ phi thường.
c. Quang Trung là người có ý chí, hành động mạnh mẽ, quyết đoán:
– Nghe tin giặc tới Thăng Long không hề nao núng định thân chinh cầm quân đi ngay.
– Từ khi gặc đến làm được biết bao việc có ích, nhanh chóng: Tế cáo trời đất, lên ngôi, phủ dụ quân lính, hoạch định phương lược tiến đánh, tuyển mộ quân lính, duyệt binh, tiến đánh, đánh trận nào thắng trận ấy.
– Mạnh mẽ trong điều binh khiển tướng, trực tiếp chỉ huy các trận đánh, tự tin trong các trận đánh, sự tự tin dựa trên những cơ sở đã được phân tích và chuẩn bị kĩ lưỡng.
d. Quang trung là vị vua lẫm liệt trong chiến trận:
– Tự thân chỉ huy một đạo quân, cưỡi voi xông pha giữa trận mạc, vừa chỉ huy, vừa tham gia chiến đâú trong mọi trận đánh, đối lập hoàn toàn với Lê Chiêu Thống- Một ông vua đớn hèn.
– Linh hoạt trong kế sách đánh giặc, ở mỗi trânh đánh chọn phương lược tiến đánh khác nhau nhưng rất phù hợp và hiệu quả: Trận phú xuyên đánh bí mật, trận Hà Hồi đùng cách đánh mưu lược, táo bạo chắc thắng, trận Ngọc Hồi dùng cách đánh áp lá cà nhưng mưu trí mạnh mẽ…
– Hình ảnh Quang Trung “áo bào đen sạm khói súng” mãi là hình ảnh lẫm liệt của vị anh hùng dân tộc trong tâm trí người đọc.
* Đánh giá:
Bằng những lời văn chân thực, Hồi thứ 14 của Hoàng lê nhất thống chí đã khắc họa thành công hình tượng vua Quang Trung – một vị vua yêu nước, sáng suốt nhạy bén và có tầm nhìn xa trông rộng. Xây dựng hình tượng này, các tác giả đã gửi gắm vào đó sự cảm phục trước tài năng, đức độ của vua Quang Trung và niềm tự hào sâu sắc về lịch sử của nước nhà. Tình cảm ấy thật đáng trân trọng biết bao.
- Kết bài:
Quang Trung Nguyễn Huệ là hình ảnh sáng ngời, biểu tượng cho tinh thần và sức mạnh quật cường, cho ý chí độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam. Hình ảnh ấy mãI khắc ghi trong chúng ta niềm tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc ta và lòng biết ơn sâu sắc về người con ưu tú của cả dân tộc.