I. Đọc, tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
– Tác giả: Hiểu đôi nét về cuộc đời, phong cách và hoàn cảnh sáng tác của tác giả
– Tác phẩm: Xác định hoàn cảnh sáng tác câu chuyện. Bối cảnh này thường ảnh hưởng lớn đến chủ đề.
II. Đọc hiểu đặc trưng cơ bản của truyện ngắn
Muốn đọc hiểu một tác phẩm truyện ngắn, trước hết phải nắm được những đặc trưng cơ bản của truyện, từ đó dựa vào đặc điểm của từng yếu tố để làm bài:
– Đề tài:
+ Văn bản viết về hiện tượng, phạm vi đời sống nào ? (chiến tranh, người nông dân, người lính, thiếu nhi, gia đình,…).
+ Nêu nhận xét, đánh giá về đề tài của văn bản (quen thuộc/mới mẻ; thời sự, phổ biến,…).
– Chủ đề:
+ Tác giả phát hiện, đặt ra,… vấn đề gì từ hiện tượng đời sống (đề tài) được thể hiện trong văn bản?
+ Vấn đề nào được tác giả thể hiện xuyên suốt văn bản? (qua nhan đề, các sự kiện, chi tiết, hình tượng trung tâm, nội dung bao quát, toàn bộ thế giới nghệ thuật…. của văn bản) (chủ đề chính).
+ Vấn đề nào chỉ được thể hiện qua một hoặc một số nhân vật , sự kiện, phương diện…. riêng lẻ của văn bản ? (chủ đề phụ).
+ Nêu nhận xét, đánh giá về chủ đề trong mối quan hệ với đề tài: chỉ ra điểm mới mẻ, sâu sắc của nhà văn được thể hiện qua chủ đề; sự đa dạng, phong phú của chủ đề…
– Cốt truyện:
+ Xác định và liệt kê các sự kiện theo trình tự người kể chuyện kể trong văn bản.
+ Trình bày lại chuỗi sự kiện đã liệt kê theo một cách thức nhất định (nói, viết thành đoạn/ bài tóm tắt, vẽ sơ đồ và điền các sự kiện…).
+ Nhân xét về cốt truyện (đơn giản/ phức tạp, đơn tuyến/ đa tuyến, các sự việc được kể theo trình tự thời gian hay đảo tuyến…).
– Nhân vật và nghệ thuật khắc họa nhân vật:
+ Liệt kê các nhân vật trong văn bản, xác định nhân vật chính, nhân vật phu,..
+ Tìm các chi tiết thể hiện nhân vật trong văn bản về các phương diện: ngoại hình, hành động, ngôn ngữ…
+ Xác định các biện pháp nghệ thuật thể hiện nhân (thể hiện qua tình huống, qua việc lựa chọn các loại chi tiết, thủ pháp đối lập,….)
+ Khái quát hoá các đặc điểm về nhân vật (về số phận, tính cách, về phẩm chất, quá trình nhận thức,..).
+ Xác định ý nghĩa, thông điệp của văn bản được thể hiện qua nhân vật.
– Ngôi kể; nghệ thuật trần thuật:
+ Người kể chuyện toàn tri và hạn tri… điểm nhìn trần thuật.
+ Xác định người kế và ngôi kể: người kể chuyện ngôi thứ nhất (là một nhân vật trong truyện) hay người kể chuyện ngôi thứ ba (người kế đứng ngoài câu chuyện, hiện ra qua giọng kể).
+ Xác định điểm nhìn của người kể chuyện là toàn tri hay hạn tri: Người kể chuyện ngôi thứ nhất thường là hạn tri (chỉ kê trong phạm vi hiểu biết của chính mình, không biết về các nhân vật khác); Người kể chuyện ngôi thứ ba: Cần xác định điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ ba là toàn tri hay hạn tri bằng cách đặt và trả lời câu hỏi: Người kể chuyện ngôi thứ ba biết hết về các các nhân vật hay chi biết và kể về các nhân vật khác qua việc đặt cái nhìn của mình vào một nhân vật chính trong truyện?
+ Xác định xem lời kể của người kể chuyện được kể, tả, nhận xét, từ vị trí quan sát bên ngoài (điểm nhìn bên ngoài) hay kế từ góc nhìn, cách nghĩ, cách cảm của nhân vật cu thế nào trong truyện (điểm nhìn bên trong).
+ Nêu và làm rõ tác dụng của việc thay đổi điểm nhìn theo các khía cạnh (đi sâu vào nội tâm, mở rộng khả năng bao quát, nhận xét, tăng tính đối thoại, tạo ra sự đan xen các giọng điệu, thể hiện quan niệm, tư tưởng,.. của tác giả..).
+ Lời người kể chuyện và lời nhân vật:
+ Đọc kĩ lời văn của văn bản, dựa vào đặc điểm của từng loại lời để xác định lời của người kể chuyện và lời của mỗi nhân vật.
+ Chú ý vào các dầu hiệu hình thức của lời văn trong văn bản. Lời đối thoại của nhân vật thường được thể hiện sau dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép.
+ Chú ý phân biệt giữa lời độc thoại (nói với chính mình, nói với người khác trong tưởng tượng), được nói ra và lời độc thoại nội tâm chi ở trong ý nghĩ, không được nói ra.
+ Nêu và phân tích tác dụng của mỗi kiểu lời văn và sự nổi kết giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật theo gợi dẫn trên đầy.
– Chi tiết:
+ Tìm các thông tin miêu tả, thế hiện các phương diện của bối cảnh, nhân vật, sự kiện,… trong văn bản.
+ Xác định thông tin nào có khả năng bộc lộ ý nghĩa sâu sắc về nhân vật, chủ đề, thông điệp của văn bản (chi tiết được lặp lại, chi tiết khác biệt so với các chi tiết còn lai, chi tiết làm cho nhân vật thay đổi,…).
+ Nêu và làm rõ giá trị của chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện nhân vật, chủ đề, thông điệp của văn bản.
– Cảm hứng chủ đạo:
+ Trong văn bản, tác giả thể hiện cảm xúc, tình cảm, thái độ say mê khẳng định/ phủ định,.. như thế nào đối với hiện tượng, vấn đề đời sống được thể hiện?
+ Cảm xúc, tình cảm, thái độ nào xuyên suốt văn bản?
+ Nêu nhận xét về tác động của cảm hứng chủ đạo trong văn bản đối với người đọc (tạo cho người đọc sự lôi cuốn, đông cảm, khơi gợi suy nghĩ, ước muốn hành động của người đọc,…).
– Thông điệp văn bản:
Một văn bản có thể gửi đến người đọc nhiều thông điệp nghệ thuật. Khi đọc văn bản, mỗi người đọc có thể tìm thấy những khía cạnh khác nhau của thông điệp nghệ thuật mà văn bản gửi tới dựa vào cảm nhận và vốn sống của cá nhân.
+ Tác giả muốn nhắn gửi bài học/ cách ứng xử/ lời cảnh báo.,.. gì đến người đọc qua văn bản này?
+ Qua văn bản. tác giả muốn nói với người đọc: Hãy/ cần/ đừng…; Nếu… thì…
+ Đánh giá thông điệp và nêu lí giải của bản thân. (Thông điệp sâu sắc, giàu ý nghĩa không? Thông điệp có giá trị với cuộc sống hôm nay không? Vì sao?,…).
– Triết lý nhân sinh của văn bản:
+ Tìm trong văn bản những câu văn, dòng thơ, lời thoại… thể hiện trực tiếp sự suy tư, đúc rút, chiêm nghiệm, khái quát hóa… về một vấn đề nào đó của cuộc sống, con người (số phận, vẻ đẹp, ước mơ…). Sau đó xác định nội dung triết lý phát biểu về vấn đề gì.
+ Từ việc tìm hiểu toàn bộ nội dung, nghệ thuật của văn bản để xác định triết lý nhân sinh của tác giả bằng cách trả lời câu hỏi: Qua văn bản, tác giả thể hiện quan niệm như thế nào về….? (hạnh phúc, tình yêu, tình người, chiến tranh, cái ác, sự lựa chọn cách ứng xử, lối sống, cách sống, sự lựa chọn theo đuổi giá trị,…).
+ Nêu nhận xét, đánh giá của bản thân về triết lý nhân sinh được thể hiện trong văn bản (sâu sắc, thấm thía, giàu sức khái quát, gợi cho người đọc sự suy nghĩ, trăn trở, cách lựa chọn lồi sống trong cuộc đời,.. ).
– Sáng tạo riêng:
+ Về hình thức, cách chuyển tải thông điệp (sáng tạo hình ảnh, chi tiết, ngôn ngữ, cách kết thúc, kết cấu mở…).