Đề số 81: Đọc hiểu văn bản Mẹ (Bằng Việt); NLXH: Rác thải nhựa

de-so-81-doc-hieu-van-ban-me-bang-viet-nlxh-rac-thai-nhua
Phần I : ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu:

Con bị thương, nằm lại một mùa mưa
Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ
Nhà yên ắng, tiếng chân đi rất nhẹ,
Gió từng hồi trên mái lá ùa qua.

Nhớ vườn cây che bóng kín sau nhà
Trái chín rụng suốt mùa thu lộp độp
Những dãy bưởi sai, những hàng khế ngọt,
Nhãn đầu mùa, chim đến bói lao xao…

Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế
Khoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến thế
Mỗi ban mai toả khói ấm trong nhà.

[… ]

Ôi mẹ già trên bản vắng xa xăm
Con đã đi rồi, mấy khi trở lại?
Dằng dặc Trường Sơn những mùa gió trái
Những mùa mưa bạc trắng cả cây rừng!

Con qua đâu thấy mái lá, cây vườn,
Cũng đất nước, phơ phơ đầu tóc mẹ…
Từng giọt máu trong người con đập khẽ,
Máu bây giờ đâu có của riêng con?

(Trích “Mẹ” , Bằng Việt, in trong Tác phẩm chọn lọc, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2010)

(*) Bài thơ “Mẹ” được nhà thơ Bằng Việt sáng tác vào năm 1970, vào thời điểm ông tham gia công tác ở chiến trường Bình Trị Thiên, với tư cách là một phóng viên chiến trường, tác giả bị thương phải nằm lại trong ngôi nhà của một người mẹ. Cảm động trước tình cảm của những người mẹ miền Nam nên ông đã sáng tác bài thơ Mẹ như một lời cảm ơn, tri ân người “mẹ” đặc biệt này).

Câu 1 (0.5 điểm) Xác định thể thơ của đoạn trích trên

Câu 2 (0.5 điểm) Người mẹ trong đoạn thơ được khắc họa qua những hình ảnhnào?

Câu 3 (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 4 (1.0 điểm) Phân tích hiệu quả của một biện pháp tu từ liệt kê trong đoạn thơ sau:

“Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế
Khoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến thế
Mỗi ban mai tỏa khói ấm trong nhà”

Câu 5 (1.0 điểm): Anh/ chị hãy nhận xét tình cảm của tác giả dành cho người mẹ qua đoạn thơ trên?

Phần II: LÀM VĂN (6.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm) Viết đoạn văn cảm nhận về hình tượng người mẹ được thể hiện trong đoạn thơ ở phần đọc hiểu.

Câu 2 (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết :”Là một học sinh, em hãy đề xuất những giải pháp phù hợp để giảm thiểu rác thải nhựa trong trường học và trong các gia đình?”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang