Suy nghĩ về câu nói: Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa

I. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Sống có niềm tin là điều rất quan trọng, vì nó là động lực giúp con người phát triển, vượt qua khó khăn và đạt được thành công.

– Dẫn vào câu nói: Khẳng định sức mạnh niềm tin vào bản thân, có người cho rằng: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”.

  • II. Thân bài:

1. Giải thích:

“Niềm tin vào bản thân mình”: sự tin tưởng, tự tin vào khả năng của bản thân trong công việc cũng như trong cuộc sống. Đó còn là sự cố gắng, kiên trì, nỗ lực hướng đến mục tiêu mà bản thân mình đề ra.

– Ý nghĩa: Câu nói khuyên nhủ con người hãy tự tin vào khả năng của bản thân và cố gắng, nỗ lực hết sức mình để thực hiện những mục tiêu mình đề ra để có thể thu về những thành quả ngọt ngào.

2. Bàn luận, chứng minh.

– Nếu chúng ta không tin tưởng vào những khả năng của bản thân mình và nỗ lực hoàn thành công việc, chúng ta sẽ không có những thành quả ngọt ngào mà chỉ mãi đắm chìm trong những sự tự ti, hoài nghi về bản thân và sẽ không đạt được mục tiêu mình đề ra, kéo theo đó là trì trệ sự phát triển của bản thân mình. Niềm tin giúp con người mạnh dạn đưa ra quyết định, dám nghĩ dám làm thay vì sợ hãi và chùn bước.

– Mỗi con người không ai tự nhiên mà nên người, thành tài, tất cả những thứ đó chúng ta có được là do quá trình học tập rèn luyện, tích lũy kiến thức. Những ai có niềm tin vào bản thân sẽ không dễ dàng từ bỏ dù gặp khó khăn, mà luôn tìm cách vượt qua thử thách. Bằng chứng: sự nghiệp của các lãnh tụ vĩ đại, nhà khoa học kiệt xuất,..

– Người nào càng chăm chỉ, kiên nhẫn, chịu khó, tích cực trau dồi kiến thức thì càng thu về được những quả ngọt, mở mang tầm hiểu biết và có được thành công. Khi tin vào chính mình, con người dám đặt ra mục tiêu lớn, không ngừng học hỏi để hoàn thiện bản thân. Bằng chứng: sự nỗ lực trong học tập của học sinh,…

– Xã hội có tiến bộ hay không, có phát triển hay không là do những công sức đóng góp của con người mà nên, con người phát triển được bao nhiêu thì xã hội tiến bộ bấy nhiêu. Người có niềm tin thường truyền năng lượng tích cực, thu hút sự tin tưởng và hợp tác từ người khác. Bằng chứng: niềm tin vào cuộc sống và công việc của các doanh nhân,…

Trong lịch sử và thực tế cuộc sống, có rất nhiều trường hợp minh chứng cho việc mất niềm tin vào bản thân sẽ dẫn đến mất đi nhiều điều quý giá. Niềm tin vào sức mạnh chiến thắng của nhân dân ta trong cuộc chiến chống kẻ thù xâm lược. Một người từng trải qua biến cố lớn trong cuộc đời nhưng không còn niềm tin vào bản thân sẽ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, xa lánh xã hội và đánh mất đi những mối quan hệ quan trọng. Chính sự tự ti khiến họ cô lập và không thể tìm lại hạnh phúc.

3. Bàn luận mở rộng, đề xuất ý kiến.

– Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống trong sự tự ti, hoài nghi những khả năng của bản thân hoặc quá nhút nhát không dám thực hiện, không dám làm những việc bản thân mình mong muốn vì sợ sai lầm, lại có những người chỉ biết nghe theo sự sắp đặt, định hướng của người khác mà không có chính kiến của mình,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.

III. Kết bài:

– Khái quát lại vấn đề nghị luận: Câu nói “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”, đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Bài văn tham khảo 1:

Nghị luận: Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa.

  • Mở bài:

Trong cuộc sống, niềm tin vào bản thân là một yếu tố cốt lõi giúp con người vươn lên và đạt được những thành tựu quan trọng. Khi một người đánh mất niềm tin vào chính mình, họ không chỉ tự đánh mất cơ hội phát triển mà còn mất đi nhiều giá trị quý giá khác như ý chí, động lực, các mối quan hệ và thậm chí cả tương lai của chính họ. Bởi thế, có người nói rằng: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”.

  • Thân bài:

“Niềm tin vào bản thân”: Đó là niềm tin vào chính mình, tin vào năng lực, trí tuệ, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống. Đó còn là mình hiểu mình và tự đánh giá được vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ của cuộc sống.

Câu nói là lời nhắc nhở mỗi chúng ta hãy có niềm tin vào bản thân. Đó cũng là bản lĩnh, là phẩm chất, là năng lực của mỗi người, là nền tảng của niềm yêu sống và mọi thành công. Khi đánh mất niềm tin là ta đánh mất tất cả.

Không có niềm tin nào quan trọng và cần thiết bằng niềm tin vào bản thân. Nó không chỉ đem lại niềm tin yêu cuộc sống, yêu con người, hi vọng vào những gì tốt đẹp mà còn là nền tảng của mọi thành công. Để đạt được điều đó, con người phải biết dựa vào chính bản thân mình chứ không phải dựa vào ai khác, khách quan chỉ là điều kiện tác động, hỗ trợ chứ không phải là yếu tố quyết định thành công.

Niềm tin vào bản thân chính là động lực giúp con người vượt qua khó khăn. Đánh mất niềm tin hoặc không tin vào chính khả năng của mình thì con người sẽ không có ý chí, nghị lực để vươn lên và tất nhiên: “Thiếu tự tin là nguyên nhân của phần lớn thất bại” (Bovee).

Cuộc đời không bao giờ bằng phẳng, mỗi chúng ta đều gặp phải những thử thách, thất bại. Nếu một người không còn tin tưởng vào chính mình, họ dễ dàng bỏ cuộc trước sóng gió, không đủ dũng khí để đứng dậy sau những lần vấp ngã.  Thành đạt không phải do sự giúp đỡ của người khác mà chính do lòng tự tin. Hãy nhìn vào những tấm gương thành công như Thomas Edison – người đã thất bại hàng nghìn lần trước khi phát minh ra bóng đèn, hay Nick Vujicic – người không có tay chân nhưng vẫn trở thành diễn giả truyền cảm hứng, ta thấy rằng chính niềm tin vào bản thân đã giúp họ vươn lên mạnh mẽ. Nếu họ từ bỏ niềm tin, chắc chắn họ đã không thể đạt được những thành tựu vĩ đại.

Mặt khác, những người không có niềm tin vào bản thân thường dễ dàng chấp nhận thất bại và không dám đối mặt với thử thách. Khi gặp khó khăn, họ không cố gắng tìm cách khắc phục mà lại rút lui, tự nhốt mình trong sự sợ hãi và bất lực. Điều này khiến họ không thể tiến xa hơn trong cuộc sống và dần đánh mất những cơ hội quý giá.

Nếu biết tin yêu vào cuộc sống, tin vào sức mạnh, khả năng của chính mình, biết đón nhận những thử thách để vượt qua, tất yếu sẽ đạt đến bến bờ của thành công và hạnh phúc. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đầy những dư vị đắng cay, ngọt ngào, hạnh phúc và bất hạnh, thành công và thất bại, và có những lúc sa ngã, yếu mềm… Nếu con người không có ý chí, nghị lực, niềm tin vào bản thân sẽ không đủ bản lĩnh để vượt qua, không khẳng định được mình, mất tự chủ, dần buông xuôi, rồi dẫn đến đánh mất chính mình. Khi đã đánh mất chính mình là đánh mất tất cả, trong đó có những thứ quý giá như: tình yêu, hạnh phúc, cơ hội… thậm chí cả sự sống của mình.

Mất niềm tin vào bản thân, con người sẽ rơi vào bi quan và mất đi ý chí chiến đấu. Khi đánh mất niềm tin vào bản thân, con người cũng dễ rơi vào trạng thái bi quan, chán nản và mất đi ý chí chiến đấu. Họ trở nên thu mình, không dám thử sức trong những lĩnh vực mới, từ đó đánh mất cơ hội học hỏi, trải nghiệm và phát triển. Điều này dẫn đến việc họ mất đi sự chủ động trong cuộc sống, dần dần chìm vào thất vọng và tuyệt vọng. Khi không còn tin tưởng vào bản thân, họ dễ bị ảnh hưởng bởi những lời phán xét tiêu cực của người khác, càng khiến họ mất phương hướng.

Chẳng hạn, có những người trẻ sau một vài lần thất bại đã mất đi động lực học tập, làm việc, thậm chí rơi vào trạng thái trầm cảm. Thay vì đứng lên và tiếp tục cố gắng, họ lại chọn cách trốn tránh, dẫn đến việc cuộc đời dần rơi vào bế tắc. Điều này cho thấy rằng, mất đi niềm tin vào bản thân không chỉ khiến con người tự hủy hoại tương lai của chính mình mà còn làm ảnh hưởng đến cả xã hội.

Sự thiếu tự tin còn tác động tiêu cực đến các mối quan hệ xã hội. Một người không tin vào bản thân thường có xu hướng né tránh giao tiếp, không dám thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mình, từ đó dần mất đi sự kết nối với người khác. Trong công việc, họ dễ bị lấn át, không thể thể hiện năng lực của mình, bỏ lỡ những cơ hội thăng tiến. Trong tình cảm, họ có thể trở nên tự ti, thu mình, làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Rõ ràng, sự mất niềm tin vào bản thân không chỉ làm suy yếu chính họ mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Bên cạnh đó, một người luôn nghi ngờ bản thân sẽ khó nhận được sự tin tưởng và tôn trọng từ người khác. Họ không dám đưa ra ý kiến, không dám chịu trách nhiệm, từ đó mất đi sự tín nhiệm của đồng nghiệp, bạn bè. Ngược lại, những người có niềm tin vào bản thân thường có phong thái tự tin, dám thể hiện quan điểm và có chính kiến, điều này giúp họ có được sự công nhận và yêu mến từ người khác.

Niềm tin vào bản thân chính là chìa khóa để đạt được thành công. Một người không tin vào chính mình rất khó có thể đạt được những mục tiêu lớn trong cuộc sống. Khi luôn nghi ngờ bản thân, họ không dám đặt ra những mục tiêu cao, không dám bước ra khỏi vùng an toàn, từ đó tự giới hạn khả năng của mình. Ngược lại, những người có niềm tin vững chắc vào bản thân luôn dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với thử thách và nỗ lực không ngừng để đạt được thành công.

Trong cuộc sống, có biết bao con người không may mắn, họ phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách, bất hạnh. Nhưng càng khó khăn, bản lĩnh của họ càng vững vàng. Họ tin vào ý chí, nghị lực, khả năng của bản thân và họ đã vượt lên, chiến thắng tất cả. Chúng ta có thể nhìn vào lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh, nhà bác học Edison, những doanh nhân, tỉ phú của thời đại như Bill Gates, Warren Buffett, Elon Musk, Mark Zuckerberg,… – những người dám tin vào tầm nhìn của mình và kiên trì theo đuổi nó. Nếu họ không có niềm tin vào bản thân, họ đã không thể xây dựng những tập đoàn hàng đầu thế giới và tạo ra những đột phá lớn lao cho nhân loại. Điều này chứng minh rằng, tin vào chính mình là nền tảng vững chắc để đạt được những điều to lớn.

  • Kết bài:

Tóm lại, sự tự tin có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Đánh mất niềm tin vào bản thân đồng nghĩa với việc tự đóng lại cánh cửa của sự phát triển và hạnh phúc. Khi mất đi niềm tin, con người không chỉ đánh mất động lực, ý chí mà còn làm tổn hại đến các mối quan hệ xã hội và cơ hội thành công của chính mình. Vì vậy, mỗi người cần rèn luyện sự tự tin, luôn giữ vững tinh thần lạc quan và không ngừng cố gắng vươn lên. Hãy tin tưởng vào chính mình, bởi vì nếu bạn không tin vào bản thân, sẽ chẳng ai có thể làm điều đó thay bạn.

Bài văn tham khảo 2:

Nghị luận: Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa.

Có thể nói cái đáng sợ nhất của chúng ta là mất đi niềm tin trong đời sống. Vì vậy, có ý kiến rằng: “Một người đă đánh mát niềm tin vào bản thân thì chắc chẩn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”. Vậy niềm tin có ý nghĩa như thế nào với mỗi con người trong cuộc sống?

Ở phương diện cá nhân, khi có niềm tin, bạn sẽ thây cuộc sống vui hơn, ý nghĩa hơn và là động lực để ta suy nghĩ đúng đắn và ham mê lao động. Có niềm tin, bạn sẽ có thêm nhiều thứ. Bởi niềm tin của bạn không phải thượng đế ban cho mà do chính những tháng ngày lao động, học tập tạo cho bạn những năng lực tri thức, kĩ nàng sống và bạn sẽ làm được nhiều điều, trong đó có việc nhân cách bạn càng lúc càng hoàn thiện hơn. Và lúc ây, bạn sẽ biến gia đình mình thành một tổ ấm bền vững; bạn sẽ đóng góp được nhiều cho xã hội và trở thành công dân có trách nhiệm với đất nước. Có niềm tin, bạn sẽ thấy cuộc sống này đáng yêu biết bao! Và có niềm tin, khi không may bị vấp ngã, bạn cũng có thế từng bước khôi phục những gì đẹp đẽ không may đã mất. Niềm tin vào bản thân: Đó là niềm tin vào chính mình, tin vào năng lực, trí tuệ, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống. Đó còn là mình hiểu mình và tự đánh giá được vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ của cuộc sống.

Bởi niềm tin vào bản thân là niềm tin cần thiết nhất trong mọi niềm tin. Nó không chỉ đem lại niềm tin yêu cuộc sống, yêu con người, hi vọng vào những gì tốt đẹp mà còn là nền tảng của mọi thành công. Để đạt được điều đó, con người phải biết dựa vào chính bản thân mình chứ không phải dựa vào ai khác, khách quan chỉ là điều kiện tác động, hỗ trợ chứ không phải là yếu tố quyết định thành công. Đánh mất niềm tin hoặc không tin vào chính khả năng của mình thì con người sẽ không có ý chí, nghị lực để vươn lên và tất nhiên: “Thiếu tự tin là nguyên nhân của phần lớn thất bại” (Bovee).

Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đầy những dư vị đắng cay, ngọt ngào, hạnh phúc và bất hạnh, thành công và thất bại, và có những lúc sa ngã, yếu mềm… Nếu con người không có ý chí, nghị lực, niềm tin vào bản thân sẽ không đủ bản lĩnh để vượt qua, không khẳng định được mình, mất tự chủ, dần buông xuôi, rồi dẫn đến đánh mất chính mình. Khi đã đánh mất chính mình là đánh mất tất cả, trong đó có những thứ quý giá như: tình yêu, hạnh phúc, cơ hội… thậm chí cả sự sống của mình. Vì vậy, con người biết tin yêu vào cuộc sống, tin vào sức mạnh, khả năng của chính mình, biết đón nhận những thử thách để vượt qua, tất yếu sẽ đạt đến bến bờ của thành công và hạnh phúc.

Trong cuộc sống, có biết bao con người không may mắn, họ phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách, bất hạnh. Nhưng càng khó khăn, bản lĩnh của họ càng vững vàng. Họ tin vào ý chí, nghị lực, khả năng của bản thân và họ đã vượt lên, chiến thắng tất cả.

Trong thực tế cuộc sống, có những người mới va vấp, thất bại lần đầu nhưng không làm chủ được mình, không tin vào mình có thể gượng dậy mà từ đó dẫn đến thất bại:

Một học sinh nhút nhát, e sợ, không tin vào năng lực bản thân mình khi đi thi sẽ dẫn đến làm bài không tốt. Cũng có những học sinh thi trượt, tỏ ra chán nản, không còn niềm tin vào bản thân nên sẽ dễ bỏ cuộc.

Một người khi làm việc, không tự tin vào mình, không có chính kiến của mình mà phải thực hiện theo ý kiến tham khảo của nhiều người khác thì dẫn đến tình trạng “đẽo cày giữa đường”, “lắm thầy thối ma”.

Có những người từ nhỏ được sống trong nhung lụa, mọi việc đều có người giúp việc hoặc bố mẹ lo , khi gặp khó khăn họ có thể làm chủ được bản thân, tự mình độc lập để vượt qua?
Tuy nhiên, đừng quá tự tin vào bản thân mình mà dẫn đến chủ quan, đừng quá tự tin mà bước sang ranh giới của tự kiêu, tự phụ sẽ thất bại. Tự tin, khiêm tốn, cẩn trọng là những đức tính đáng quý của con người. Nó dẫn con người ta đến bến bờ thành công và được mọi người quý trọng.

Học sinh, sinh viên, những người trẻ tuổi phải làm gì để xây dựng niềm tin trong cuộc sống? Phải cố gắng học tập và rèn luyện tư cách đạo đức tốt. Việc học phải đi đôi với hành, dám nghĩ, dám làm, tự tin, yêu đời, yêu cuộc sống. Phải biết tránh xa các tệ nạn xã hội, phải luôn làm chủ bản thân.

Điều quan trọng là mỗi con người đều thắp lên một ngọn lửa niềm tin bằng cách học tập cho có hiểu biết; hãy biết cảm ơn cha mẹ đã cho ta một hình hài trọn vẹn; cuộc đời và xã hội đã cho ta quê hương xứ sở Tổ quốc và hãy tin rằng cuộc đời này vốn không bao giờ là bằng phẳng một cách vĩnh cửu. Vì thế, ta nên chuẩn bị nghị lực, ý chí để đối diện với những khó khăn chắc chắn sẽ đến với chúng ta. Và cuối cùng ta tin vào bản thân mình sẽ vượt qua vì ta đã được rèn luyện, trau dồi một cách có phương pháp. Một ví dụ về niềm tin ở bản thân: nếu không có niềm tin cháy bỏng trong trái tim mình, thì người thanh niên mảnh khảnh Nguyễn Tất Thành sẽ không thể nào một mình bôn ba khắp nơi trên thế giới, tìm ra con đường cứu dân tộc ra khỏi bóng tối nô lệ của chủ nghĩa thực dân.
Tóm lại, không có niềm tin vào bản thân, bạn sẽ không làm được điều gì. Nhưng bạn nuôi niềm tin bằng ảo mộng, thì bạn sẽ rơi vào lạc lõng, cô độc vì tất cả việc làm của bạn sẽ trở nên lạ với mọi người và cuộc đời. Sống có niềm tin vào chính mình, tức là tin vào công sức, lao động học tập, lối sống nghiêm túc của mình sẽ cho ra những thành quả đích cuộc. Quà tặng của cuộc sống là của chính bạn có niềm tin vững vàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang